Vietnamese

  • Vietnamese
  • English
  • Thời khóa biểu
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thư ngỏ từ Hiệu trưởng
    • Giới thiệu chung về USTH
    • Lịch sử hình thành
    • Sứ mệnh và tầm nhìn
    • Khuôn viên trường
    • Cơ cấu tổ chức
    • Liên minh vì sự phát triển USTH
    • Ba công khai
    • Kế hoạch chiến lược 2022-2030
    • Báo chí nói về USTH
    • Gương mặt giảng viên
    • Gương mặt sinh viên
  • Đào tạo
    • Đại học
    • Thạc sĩ
    • Tiến sĩ
    • Cấp bằng
    • Công tác bảo đảm chất lượng
  • Khoa
    • Khoa Đào tạo Đại cương
    • Khoa Nước – Môi trường – Hải dương học
    • Khoa Năng lượng
    • Khoa Vũ trụ và Ứng dụng
    • Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông
    • Khoa Khoa học Sự sống
    • Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano
    • Khoa Khoa học Cơ bản và Ứng dụng
    • Khoa Hàng không
    • Khoa Đào tạo tiến sĩ
    • Trung tâm ngoại ngữ
  • Tuyển sinh
    • Đại học
    • Thạc sĩ
    • Tiến sĩ
  • Nghiên cứu
  • Sinh viên
  • Hợp tác quốc tế

Trường đại học

khoa học và công nghệ

Hà nội

Danh mục Khoa Vũ trụ Ứng dụng
  • Khoa Vũ trụ và Ứng dụng
  • Tổng quan
    • Giới thiệu
    • Đối tác
    • Cán bộ, giảng viên
  • Đào tạo
    • Đại học
    • Thạc sĩ
    • Tiến sĩ
  • Nghiên cứu
    • Tổng quan
    • Đề tài/ Dự án nghiên cứu
    • Công bố khoa học
    • Cơ sở vật chất
  • Tuyển sinh
  • Liên hệ

Cựu học viên USTH viết tiếp giấc mơ tại NASA

Ba năm sau khi Trương Tuấn Ngọc – cựu sinh viên USTH, cũng là sinh viên Việt Nam đầu tiên được nhận thực tập tại NASA, một cựu sinh viên khác của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) sẽ tiếp tục theo đuổi hành trình của mình tại Trung tâm nghiên cứu vũ trụ hàng đầu này.

Lê Ngọc Trẫm, cựu học viên thạc sĩ ngành Vũ trụ của USTH mới đây đã được nhận làm nghiên cứu sau Tiến sỹ tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA). Vừa qua, USTH đã có buổi trò chuyện với Lê Ngọc Trẫm để nhìn lại thời gian học tập của bạn tại USTH cũng như hành trình mang Trẫm đến với NASA.

USTH: Chào Trẫm, cảm ơn bạn đã đồng ý tham gia buổi trò chuyện ngày hôm nay. Được biết vừa qua, Trẫm đã mang về tin vui khi được nhận làm nghiên cứu sau Tiến sỹ tại NASA – nơi làm việc mơ ước của hàng trăm nghìn sinh viên yêu vũ trụ. Vậy cơ duyên nào đã đưa Trẫm đến với Cơ quan nghiên cứu Vũ trụ và Không gian hàng đầu này?

Lê Ngọc Trẫm: Cơ hội đến với mình rất tình cờ khi mình đang làm việc trong phòng thí nghiệm của trường Đại học sư phạm Paris (École Normale Supérieure de Paris). Ở đó, mình đã gặp TS. William T. Reach, Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học SOFIA tại Trung tâm nghiên cứu AMES của NASA khi thầy sang Paris công tác. Nhận thấy hướng nghiên cứu về môi trường liên sao của mình khá tương đồng với công việc ở SOFIA, thầy đã giao cho mình một vài bài tập để kiểm tra kiến thức. Sau khi gửi các kết quả thu được cho thầy, thầy đã đồng ý để mình tham gia vào vòng phỏng vấn với hội đồng các giáo sư của NASA.

Lê Ngọc Trẫm tại Trung tâm nghiên cứu AMES, NASA

USTH: Trẫm có thể chia sẻ về hành trình đến với NASA của bạn?

Lê Ngọc Trẫm: Nghiên cứu khoa học là một hành trình dài và bền bỉ, những ai theo đuổi con đường này đều biết rằng sẽ không bao giờ là đủ nếu dừng lại ở bậc Tiến sĩ. Từ khi là học viên tiến sĩ tại Pháp, mình đã theo đuổi hướng nghiên cứu về sự hình thành của ngôi sao, đồng thời gửi hồ sơ làm nghiên cứu sinh tới nhiều nơi, với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn lĩnh vực mình đam mê. Thời điểm đó, mình được nhận làm việc tại 2 nơi: Viện Hành tinh và Vật lý thiên văn Grenoble (Pháp), và NASA/USRA (Hoa Kỳ), và mình đã lựa chọn Hoa Kỳ.

Nghĩ về trải nghiệm ấy, điều mình nhớ nhất là buổi phỏng vấn với hội đồng các nhà khoa học của NASA/USRA vào lúc 2 giờ sáng (do lúc đó mình đang làm việc tại Hàn Quốc). Buổi phỏng vấn kéo dài khoảng 30 phút, và mình phải trả lời nhiều câu hỏi về chuyên ngành cũng như trình bày các dự định nghiên cứu trong tương lai của mình. Đó cũng chính là lúc “món quà” USTH tặng cho mình phát huy tác dụng. Mình nghĩ chính thời gian học tập tại trường đã xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức vững, phản xạ ngoại ngữ và đặc biệt là sự tự tin giúp mình thể hiện bản thân trước hội đồng và vượt qua bài phỏng vấn một cách suôn sẻ.

Lê Ngọc Trẫm (hàng thứ 2, ngoài cùng bên phải) chụp cùng đồng nghiệp trong chương trình SOFIA của NASA

USTH: Theo bạn, đâu là những điểm mà sinh viên phải chuẩn bị nếu muốn chinh phục những tổ chức lớn và uy tín như NASA?

Lê Ngọc Trẫm: Theo mình, mỗi tổ chức sẽ đưa ra những yêu cầu và tiêu chỉ tuyển dụng riêng, tuy nhiên có 2 yếu tố mình nghĩ là bất kỳ một tổ chức nào cũng sẽ cân nhắc khi tìm kiếm nghiên cứu sinh làm việc. Trước hết, họ sẽ đánh giá hướng mình đã và muốn nghiên cứu có phù hợp với tổ chức đó hay không. Thứ hai, năng lực của mình có phù hợp với hướng nghiên cứu mình muốn theo đuổi không.

Đam mê vật lý từ khi còn là cậu học sinh THPT, nhưng phải đến khi học đại học và đặc biệt là khi trở thành học viên thạc sĩ ngành Vũ trụ của USTH, niềm đam mê Vật lý thiên văn của mình mới được phát triển hoàn toàn.

2 năm học tại USTH đối với mình là quãng thời gian đẹp đáng nhớ, khi mình được học và thực hành dưới sự chỉ dẫn của các chuyên gia, nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực mình quan tâm. Chính vì vậy, kiến thức các thầy truyền tải cho mình luôn được cập nhật và hệ thống lại để theo kịp những xu hướng phát triển trên thế giới. Sớm được tiếp cận với nền tri thức hiện đại giúp mình tìm ra được hướng phát triển phù hợp với khả năng và đam mê của bản thân, từ đó hoạch định những kế hoạch phù hợp để theo đuổi con đường đã lựa chọn.

Hơn tất cả, sự tận tâm và nhiệt huyết của các thầy, cô giáo tại USTH đã mang lại cho mình một món quà vô giá: sự tự tin. Quá trình học, thực hành và trải nghiệm tại USTH giúp mình hiểu và tin tưởng ở bản thân, cũng như luôn có niềm tin rằng một ngày nào đó, mình sẽ thực hiện được ước mơ.

USTH: Là một người đã từng học và làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Hàn Quốc và hiện tại là Mỹ, những kiến thức và kỹ năng gì được học trên ghế nhà trường mà theo Trẫm là quan trọng nhất, giúp người trẻ Việt có thể nhanh chóng hòa nhập và thành công trong môi trường quốc tế?

Lê Ngọc Trẫm: Mình nghĩ điều đầu tiên mà các bạn phải trang bị khi muốn làm việc trong các tổ chức quốc tế là ngoại ngữ, ít nhất là Tiếng Anh. Trước đây, mình chỉ tập trung học môn mình yêu thích là vật lý mà chưa từng đầu tư thời gian và công sức để học ngoại ngữ. Kết quả, khi phỏng vấn ứng tuyển hệ thạc sĩ tại USTH, mình suýt trượt do thiếu ngoại ngữ. Cuối cùng, mình được các thầy đồng ý cho theo học với điều kiện phải tham gia Khóa tiếng Anh bổ trợ tại trường và đạt trình độ 5.5 IELTS khi khóa học kết thúc. Đó là lúc mình nhận ra tầm quan trọng của tiếng Anh, và cũng chính khóa học đó đã đặt nền tảng cho việc học ngoại ngữ của mình, giúp mình thực hiện được ước mơ sau này.

Ngoài ra, kiến thức nền tốt cũng là một yếu tố quan trọng khi bạn thực tập hay làm việc tại nước ngoài. Khi là học viên thạc sĩ tại USTH, mình được tạo điều kiện dành thời gian cho việc thực hành, là cơ hội để mình củng cố cũng như hiểu sâu hơn những kiến thức được học trong sách vở, tài liệu. Điều này giúp đỡ mình rất nhiều trong các kỳ thực tập tại nước ngoài, giúp mình nhanh chóng nắm bắt công việc được giao, không có tình trạng phải đào tạo lại ở nơi thực tập. Hay nói cách khác, kiến thức mình được học tại USTH gần như không có khoảng cách với kiến thức mình cần khi đi làm.

Lê Ngọc Trẫm (hàng dưới cùng bên trái) tại Viện Thiên văn học và Khoa học Vũ trụ Hàn Quốc (KASI)

USTH: Trước khi kết thúc, Trẫm có thể chia sẻ những dự định hay hướng đi tiếp theo của bạn trong thời gian tới?

Lê Ngọc Trẫm: Trong tương lai, mình mong có thể quay lại làm việc tại USTH, cố gắng góp 1 phần nhỏ công sức cho sứ mạng lớn lao của USTH, giúp các bạn trẻ yêu khoa học như mình trước đây tìm được nơi để phát triển bản thân và thực hiện được ước mơ theo đuổi niềm đam mê khoa học-công nghệ.

USTH: Cảm ơn Trẫm đã tham gia buổi trò chuyện ngày hôm nay và chúc bạn đạt được nhiều thành công trên con đường đã chọn lựa!

Lê Ngọc Trẫm tốt nghiệp thạc sĩ ngành Vũ trụ tại USTH và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ chuyên ngành Vật lý thiên văn tại Đài quan sát thiên văn quốc gia Paris và Trường Đại học sư phạm Paris (École Normale Supérieure de Paris). Trẫm từng là trợ giảng tại trường Đại học Sư phạm Paris, Pháp, thực tập sinh tại Viện Thiên văn học và Khoa học Vũ trụ Hàn Quốc. Năm 2019, Trẫm được nhận làm NCS sau tiến sỹ tại Trung tâm nghiên cứu AMES của NASA tại California theo chương trình SOFIA, tài trợ bởi Hiệp hội trường đại học nghiên cứu không gian (USRA).

Chương trình SOFIA (Stratospheric Observatory for Infrared Astronomy) là Máy bay Khảo cứu tầng bình lưu dành cho Thiên văn học hồng ngoại. Đây là chương trình hợp tác giữa Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Trung tâm hàng không vũ trụ Đức, do USRA điều hành, nhằm khám phá những hiện tượng bí ẩn của vũ trụ mà kính thiên văn bị hạn chế, ví dụ như sự hình thành của các vì sao, hành tinh hay những hố đen vũ trụ…

 

Chia sẻ

Thông tin liên quan

  • Nam sinh đam mê vật lý và ước mơ khám phá các vì sao
  • Đọc sách về vật lý thiên văn từ cấp 2, nữ sinh 10x ước mơ khám phá vũ trụ
  • Cánh cửa thực tập – việc làm rộng mở cho sinh viên khoa Vũ trụ và Ứng dụng

Tin tức nổi bật

Cánh cửa thực tập – việc làm rộng mở cho sinh viên khoa Vũ trụ và Ứng dụng

Cánh cửa thực tập – việc làm rộng mở cho sinh viên khoa Vũ trụ và Ứng dụng

SPACETALK – Khám phá A-Z (P2)

SPACETALK – Khám phá A-Z (P2)

Khám phá USTH tại “Ngày hội trải nghiệm và không gian sáng tạo trẻ”

Khám phá USTH tại “Ngày hội trải nghiệm và không gian sáng tạo trẻ”

Gặp gỡ  Quentin Desmet, nghiên cứu sinh Pháp trao đổi tại Khoa Vũ trụ và Ứng dụng

Gặp gỡ Quentin Desmet, nghiên cứu sinh Pháp trao đổi tại Khoa Vũ trụ và Ứng dụng

SPACETALK – Khám phá A-Z về ngành Vũ trụ

SPACETALK – Khám phá A-Z về ngành Vũ trụ

Xem tất cả

  • Địa chỉ Tòa nhà A21, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại +84-24 37 91 69 60
  • Email officeusth@usth.edu.vn
  • Liên hệ quản trị website webmaster@usth.edu.vn
  1. Giới thiệu
  2. Nghiên cứu
  3. Hợp tác quốc tế
  4. Sinh viên
Đào tạo
  • Đại học
  • Thạc sĩ
  • Tiến sĩ
Tuyển sinh
  • Đại học
  • Thạc sĩ
  • Tiến sĩ

  • ©2021 usth.edu.vn. All Rights reserved
  • Thiết kế web: caia.vn