Công nghệ vi mạch bán dẫn đang được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, được Chính phủ đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đưa Việt Nam trở thành một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Chương trình cử nhân ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn tại USTH hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành học nhiều tiềm năng này.
1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình cử nhân ngành Công nghệ Vi mạch bán dẫn tại USTH hướng tới cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có nền tảng kiến thức chuyên môn về thiết kế, chế tạo, đóng gói và kiểm thử các vi mạch bán dẫn tích hợp để làm việc trong các ngành nghề đòi hỏi tính đa ngành, đa lĩnh vực như tự động hóa, viễn thông, công nghệ thông tin, thiết kế vi mạch, cũng như trong công nghiệp sản xuất chip bán dẫn, các thiết bị điện tử thông minh,..
2. CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh dựa trên sự kết hợp liên ngành giữa Toán học – Vật lý – Điện tử – Khoa học Vật liệu – Tin học dữ liệu. Nội dung của chương trình đào tạo tập trung cập nhật các xu hướng mới trong ngành bán dẫn với phương pháp đào tạo phát triển tư duy sáng tạo, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại thông qua các chuyến đi thực tế tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trau dồi các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, phân tích, sắp xếp thông tin, tư duy phản biện để chủ động mở rộng kiến thức mới, tự tin hòa nhập nhanh với môi trường làm việc quốc tế.
Chương trình cử nhân Công nghệ vi mạch bán dẫn gồm 180 tín chỉ được thực hiện trong 03 năm học:
- Năm học đại cương bao gồm các môn học đại cương chung dành cho sinh viên tất cả các ngành (60 tín chỉ).
- Năm thứ 2 và năm thứ 3 học chuyên ngành (120 tín chỉ).
Vào năm thứ 3, sinh viên sẽ có thời gian thực tập tốt nghiệp trong khoảng 3 – 6 tháng tại các viện, trung tâm nghiên cứu, công ty/tập đoàn công nghiệp tại Việt Nam, Pháp và một số quốc gia khác.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Năm | Môn học | Tín chỉ | Môn học | Tín chỉ | Tổng tín chỉ |
Năm đại cương | Tiếng Anh | 8 | Các môn Khoa học cơ bản | 38 | 60 |
Khoa học quản lý | 2 | Các môn Khoa học định hướng | 12 | ||
Năm 2 | Tiếng Pháp | 8 | Bán dẫn và vật liệu điện tử | 3 | 60 |
Vật lý chất rắn | 3 | Kỹ thuật cảm biến và đo lường | 4 | ||
Kỹ thuật điện | 3 | Hệ thống nhúng | 4 | ||
Cơ học thống kê | 4 | Thực hành điện tử 1 | 2.5 | ||
Điện tử tương tự | 3 | Thực hành điện tử 2 | 2.5 | ||
Điện tử số | 3 | Nhập môn Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ Nano | 3 | ||
Linh kiện điện tử | 3 | Tín hiệu và hệ thống | 3 | ||
Vi xử lý và vi điều khiển | 3 | Phương pháp chế tạo micro và nano | 3 | ||
Vật lý chất rắn | 3 | Triết học | 0 | ||
Môn tự chọn ( 1 trong 2 môn) | |||||
Những nguyên lý cơ bản về Quản lý dự án | 2 | Quản lý sở hữu trí tuệ | 2 | ||
Năm 3 | Tiếng Pháp | 7 | Thực hành các thiết bị đo đạc | 3 | 60 |
Thực hành vi xử lý và vi điều khiển | 4 | Công nghệ chế tạo bán dẫn | 3 | ||
Xử lý tín hiệu số | 3 | Dự án nhóm | 6 | ||
Thực tập tốt nghiệp (3 tháng) | 15 | ||||
Module tự chọn (chọn 1 trong 3) | |||||
Module 1: Thiết kế | |||||
Thiết kế vi mạch tương tự | 3 | Mạng truyền thông công nghiệp và IoT | 3 | ||
Thiết kế vi mạch tích hợp số | 3 | Thiết kế số nâng cao FPGA | 3 | ||
Module 2: Công nghệ chế tạo nano và micro | |||||
Công nghệ màng mỏng | 3 | Vật liệu và linh kiện MEMS nâng cao | 3 | ||
Thực hành phòng sạch | 3 | Công nghệ chân không | 3 | ||
Module 3: Đóng gói và kiểm tra | |||||
Kỹ thuật tiên tiến cho kiểm tra chất lượng | 3 | Cơ sở đóng gói linh kiện vi điện tử | 3 | ||
Tin học ghép nối | 3 | Xây dựng quy trình kiểm tra | 3 | ||
Môn tự chọn ( chọn 2 môn chuyên ngành, 1 môn kỹ năng mềm) | |||||
Vật lý Plasma và ứng dụng | 3 | Mô phỏng cho các thiết bị vi điện tử | 3 | ||
Kỹ thuật phân tích vật liệu 2 | 3 | Quang tử silic | 3 | ||
Lập trình hướng đối tượng | 3 | Trường điện từ trong vi điện tử | 3 | ||
Vật liệu cho chuyển hóa và dự trữ năng lượng | 3 | Bộ nhớ tĩnh điện cơ sở | 3 | ||
Quang điện tử và quang tử nano | 3 | Mô phỏng cho các thiết bị vi điện tử | 3 | ||
Lập trình ứng dụng | 3 | Quang tử silic | 3 | ||
Trường điện từ trong vi điện tử | 3 | Phương pháp viết bài báo khoa học | 2 | ||
Bộ nhớ tĩnh điện cơ sở | 3 | Khởi nghiệp | 2 |
3. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
- Chuyên gia thiết kế vi mạch, nghiên cứu phát triển sản phẩm tại các công ty thiết kế chip bán dẫn trong, ngoài nước hay các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
- Tham gia các dây chuyền sản xuất, quản lý quy trình chế tạo tại các nhà máy sản xuất linh kiện bán dẫn, Chip.
- Tham gia các quy trình đóng gói, kiểm thử, đảm bảo chất lượng của sản phẩm vi mạch chế tạo tại nhà máy.
- Chuyên gia phụ trách, tư vấn và hỗ trợ kĩ thuật của dự án sản xuất, qui trình thương mại hóa sản phẩm chip bán dẫn.
- Làm việc tại các cơ sở về sản xuất, kinh doanh thiết bị, linh kiện điện tử và các ngành công nghiệp Vật liệu.
4. THÔNG TIN LIÊN HỆ
– Về chương trình đào tạo:
Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano
Tel.: (+84-24) 32 12 11 62
Email: amsn_dept@usth.edu.vn
Địa chỉ: Phòng 304, tầng 3, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
– Về tuyển sinh:
Phòng Tuyển sinh
Tel: 024 77 74 77 48/ 024 77 72 77 48
Email: admission@usth.edu.vn
Địa chỉ: Phòng 102, tầng 1, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội