Tổng quan
Khoa Hàng Không được thành lập dựa trên Hiệp định liên chính phủ giữa Cộng hòa Pháp và Việt Nam về lĩnh vực vũ trụ và kĩ thuật hàng không kí ngày 12/11/2009. Trên tinh thần của Hiệp định này, các thỏa thuận hợp tác khác cũng được kí kết, cụ thể như:
- Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Giáo dục pháp, USTH và Airbus kí ngày 15/12/2016 về việc phát triển một chương trình đào tạo về kĩ thuật hàng không cho giảng viên và sinh viên của trường USTH.
- Thỏa thuận hợp tác giữa USTH, Vietnam Airlines và VAECO kí ngày 15/12/2017 về việc triển khai chương trình đào tạo kĩ thuật hàng không tại USTH.
- Thỏa thuận về việc phát triển chương trình đào tạo về kĩ thuật hàng không tại Việt nam kí ngày 15/8/2018 giữa USTH, tập đoàn Airbus, liên minh các trường đại học pháp vì sự phát triển của USTH: Consortium và Viện Hàng không Vũ trụ Pháp Bricks cùng với thỏa thuận hợp tác giữa USTH, Airbus và Trường Hàng Không dân dụng Pháp, ENAC.
1. Danh sách thành viên
Khoa Hàng Không gồm 10 thành viên. Trong đó bao gồm 01 Phó Khoa, 08 giảng viên và 01 trợ lý khoa.
STT | Họ và Tên | Chức danh | Vị trí |
1 | Ngô Quang Minh | PhD | Phó khoa |
2 | Phạm Duy An | PhD | Giảng viên |
3 | Nguyễn Văn Tăng | PhD | Giảng viên |
4 | Bùi Văn Tuấn | PhD | Giảng viên |
5 | Nguyễn Xuấn Bách | PhD | Giảng viên |
6 | Bùi Quang Thành | PhD | Giảng viên |
7 | Nguyễn Đức Hưng | PhD | Giảng viên |
8 | Nguyễn Lê Kỳ Anh | Msc | Giảng viên |
9 | Trần Anh Tú | Msc | Giảng viên |
10 | Lê Thanh Hằng | Msc | Trợ lý khoa |
2. Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo chuyên sâu: Chương trình đào tạo chuyên biệt nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để trở thành kỹ sư bảo dưỡng và vận hành hàng không.
- Hợp tác với doanh nghiệp: Hợp tác chặt chẽ với VAECO và Vietnam Airlines để mang đến cơ hội thực hành và tiếp cận công nghệ thực tế trong ngành.
- Học tập bằng tiếng Anh: Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh giúp sinh viên làm quen với các tài liệu và tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực hàng không.
- Rút ngắn thời gian đào tạo: Sinh viên có thể hoàn thành chương trình trong 3-4 năm thay vì 4-7 năm theo lộ trình đào tạo truyền thống.
3. Đối tác
Đối tác nước ngoài
- Tập đoàn Airbus: Đối tác tài trợ cho chương trình cử nhân Kỹ thuật hàng không và thạc sĩ Quản trị vận tải hàng không quốc tế (IATOM).
- Viện Hàng không vũ trụ (Institut aéronautique et spatial – IAS): Là đối tác điều phối giảng viên nước ngoài, lên kế hoạch và thực thi việc chuyển giao nội dung chương trình cử nhân Kỹ thuật hàng không cho phía giảng viên Việt Nam
- Trường Hàng không dân dụng quốc gia Pháp (Ecole Nationale de l’Aviation Civile – ENAC): Thỏa thuận hợp tác đào tạo chương trình thạc sĩ IATOM một học kỳ tại USTH.
Đối tác trong nước
- Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines (VNA)/Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay (Vietnam Airlines Engineering Company – VAECO): Tiếp nhận sinh viên USTH đến thực tập, tham gia hội đồng tuyển sinh cử nhân của USTH; VNA cử nhân viên tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ IATOM.
- Công ty cổ phần dịch vụ Kỹ thuật hàng không (Aerospace Engineering Services Joint Stock Company – AESC): Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác, tiếp nhận sinh viên đến thực tập và các hoạt động khác.
4. Chương trình cử nhân
- Cơ hội việc làm tại VAECO, với lợi thế ưu tiên cho sinh viên USTH.
- VAECO tham gia giảng dạy và tổ chức thực tập, giúp sinh viên tiếp cận thực tế ngành hàng không.
- Trang thiết bị thực hành do USTH đầu tư, với tổng giá trị khoảng 1 triệu USD.
- Chuyển giao công nghệ và tri thức do IAS/Bricks thiết kế.
- Hỗ trợ tài chính từ Airbus để phát triển chương trình và mời giảng viên.
- Hỗ trợ từ Vietnam Airlines, bao gồm 90 vé khứ hồi Hà Nội – Paris phục vụ chương trình.
- Hai định hướng nghề nghiệp:
- Kỹ thuật bảo dưỡng hàng không
- Kỹ thuật vận hành hàng không
- Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh
- Theo tiêu chuẩn EASA Part-66
- Giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên USTH và các chuyên gia hàng không từ Việt Nam, Pháp và các quốc gia khác
- Thời gian đào tạo: 3-4 năm
- Tổng số tín chỉ: 180-240 ECTS
-
Đào tạo bổ sung B1+B2 tại VAECO
Sau khi tốt nghiệp cử nhân tại USTH, sinh viên theo định hướng Kỹ thuật bảo dưỡng hàng không sẽ tiếp tục tham gia chương trình đào tạo bổ sung 10 tháng tại VAECO để lấy chứng chỉ B1+B2.
5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành
Khoa Hàng không được trang bị nhiều thiết bị thực hành hiện đại, hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật hàng không. Một số thiết bị tiêu biểu bao gồm:
- Hệ thống thí nghiệm ma sát chất lỏng, giúp sinh viên hiểu rõ về đặc tính dòng chảy và tổn thất áp suất trong hệ thống đường ống.
- Mô phỏng động cơ tuabin khí (tại Hòa Lạc), cung cấp môi trường thực hành về nguyên lý hoạt động của động cơ phản lực.
- Hệ thống thí nghiệm dòng khí, hỗ trợ nghiên cứu về khí động học và các ứng dụng trong hàng không.
- Thiết bị kiểm tra ăn mòn kim loại, giúp sinh viên đánh giá ảnh hưởng của môi trường đối với vật liệu hàng không.
- Hệ thống chẩn đoán máy móc, hỗ trợ phát hiện và phân tích các vấn đề kỹ thuật trong động cơ và thiết bị cơ khí.
- Các công cụ hỗ trợ thực hành, phục vụ trực tiếp cho quá trình đào tạo kỹ thuật bảo dưỡng và vận hành hàng không.
Những trang thiết bị này giúp sinh viên tiếp cận thực tế, nâng cao kỹ năng thực hành và chuẩn bị tốt cho công việc trong ngành hàng không.
6. Cơ hội sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Kỹ thuật Hàng không có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bảo dưỡng, vận hành hàng không và tiếp tục học lên bậc cao hơn.
Kỹ sư hàng không
Làm việc trong các mảng liên quan đến bảo dưỡng và sửa chữa máy bay, bao gồm:
- Bảo dưỡng tuyến và xưởng (Line & Base Maintenance)
- Sửa chữa và đại tu động cơ, linh kiện (Repair & Overhaul of engines and components)
- Cải tiến hệ thống cabin và thiết bị điện tử hàng không (Cabin & Avionics Modification)
- Quản lý tài liệu bảo dưỡng (Maintenance Documentation)
- Phân tích độ tin cậy và hiệu suất khai thác (Reliability Analysis)
Nhân viên điều hành bay (Flight Operation Officer)
Làm việc trong các lĩnh vực:
- Lập kế hoạch bay và điều hành khai thác (Flight Planning & Operation)
- Quản lý hãng hàng không (Airlines Management)
- Quản lý bảo dưỡng (Maintenance Management)
- An toàn khai thác & Giám sát tình trạng đủ điều kiện bay (Safety/Airworthiness Officer)
- Hỗ trợ hậu cần trong hàng không (Logistics Support)
Học lên bậc thạc sĩ
Sinh viên có thể tiếp tục theo học các chương trình thạc sĩ chuyên sâu về hàng không tại các trường danh tiếng:
- Thạc sĩ IATOM tại ENAC
- Thạc sĩ tại ISAE-Supaero
7. Chương trình đào tạo gắn liền với nhu cầu tuyển dụng tại Việt Nam
- Đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế (EASA Part-66), đảm bảo sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc tại các hãng hàng không, trung tâm bảo dưỡng, và cơ quan quản lý hàng không.
- Hợp tác chặt chẽ với Vietnam Airlines, VAECO và các doanh nghiệp hàng không trong nước, mang đến cơ hội thực tập, đào tạo thực tế và tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
- Đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, giúp sinh viên dễ dàng tìm được việc làm trong ngành hàng không đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam
Semester | Operation Engineering | Maintenance Engineering (without B1+B2) | Maintenance Engineering* (with B1+B2) |
1st semester (~30 ECTS) | Fundamental Math, Physics and Engineering Subjects | ||
2nd semester (~30 ECTS) | |||
3rd semester (~30 ECTS) | Fundamental Aeronautical Engineering Subjects | ||
4th semester (~30 ECTS) | Operation Engineering Subjects | Maintenance Engineering Subjects | Maintenance Engineering Subjects and B1+B2 Training |
5th semester (~30 ECTS) | |||
6th semester (~30 ECTS) | |||
7th semester (~30 ECTS) | Graduated | Graduated | |
8th semester (~30 ECTS) | |||
Total ECTS | 180 | 180 | 240 |
8. Thành tựu & Định hướng tương lai
Thành tựu
Sinh viên tốt nghiệp
- 20 sinh viên làm việc tại VAECO.
- 5 sinh viên làm việc tại Vietnam Airlines.
- 5 sinh viên làm việc tại Bamboo Airways.
- 2 sinh viên làm việc tại Vietjet.
- 11 sinh viên hoàn thành chương trình Thạc sĩ tại ENAC, trong đó 1 người trở thành giảng viên tại USTH.
- 1 sinh viên tốt nghiệp Thạc sĩ tại ISAE-Supaero.
Sinh viên tiêu biểu
- Đào Hoài Nam (2000) – Kỹ sư bảo dưỡng tại VAECO.
- Tăng Thế Thịnh (2000) – Kỹ sư đủ điều kiện bay tại Ascendance Flight Technologies, Pháp.
- Nguyễn Đức Hoàng (2001) – Kỹ sư điện tử hàng không tại Bamboo Airways, nhận học bổng theo học Thạc sĩ IATOM tại ENAC (09/2024).
- Hà Ngọc Đức (2002) – Được vinh danh trong “Top thủ khoa xuất sắc Thủ đô”, hiện làm việc tại Vietnam Airlines.
- Nguyễn Phúc Minh Khuê (2003) – Nhận học bổng Eiffel theo học Thạc sĩ IATOM tại ENAC (09/2024).
- Đào Đình Thiên (2001) – Nhận học bổng GIFAS, thực tập tại ISAE-Supméca, Pháp (02/2025).
Định hướng trong tương lai
- Phát triển lộ trình đào tạo FAA-147 dành cho sinh viên Việt Nam quan tâm đến lĩnh vực kỹ thuật bảo dưỡng hàng không tại Hoa Kỳ, với khả năng tài trợ từ Boeing Vietnam.
- Hợp tác với các đối tác như ENAC, Vietnam Airlines… để nâng cao chất lượng chương trình đào tạo Kỹ sư Vận hành hàng không, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước và quốc tế.
- Xây dựng chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật Hàng không tại USTH, nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực hàng không.