Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuẩn quốc tế về Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm của USTH bắt đầu triển khai từ năm học 2024-2025. Chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, cung cấp kiến thức học thuật và chuyên môn vững chắc, với mức độ thực hành và thực tập cao trong các phòng thí nghiệm, trung tâm, viện nghiên cứu, và trong thực tế nghề nghiệp. Bên cạnh việc đào tạo các kiến thức khoa học chuyên sâu về trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, chương trình sẽ cung cấp khối kiến thức mới, cập nhật về một lĩnh vực rộng hơn đang được xã hội ngày càng quan tâm, đó là an ninh thực phẩm.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
An toàn thực phẩm (ATTP) đã và đang là vấn đề nóng hổi về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, các vấn đề liên quan đến kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm và công tác đảm bảo ATTP nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương và thường xuyên được đề cập trong các hội thảo khoa học cũng như trên các phương tiện truyền thông trong những năm qua. Mới đây, Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung Ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới yêu cầu nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm, đăc biệt là trong thanh tra, quản lý, đảm bảo chất lượng và an ninh, ATTP. Do đó, chương trình đào tạo thạc sĩ Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm (FSQA) của USTH được thiết kế hiện đại cung cấp kiến thức học thuật và chuyên môn vững chắc, cập nhật các vấn đề nóng hổi về an toàn và an ninh thực phẩm, với mức độ thực hành và thực tập cao trong các phòng thí nghiệm, trung tâm, viện nghiên cứu, và trong thực tế nghề nghiệp.
ƯU ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH
– Chương trình đào tạo theo tiến trình Bologna, thông qua hai công cụ là khung Châu Âu (The European Qualifications Framework – EQF) và hệ thống chuyển đổi và tích lũy tín chỉ Châu Âu (The European Credit Transfer (and Accumulation) System – ECTS) giúp học viên được công nhận kết quả học tập ở hơn 45 quốc gia trên toàn châu Âu và thế giới, dễ dàng chuyển đổi hoặc học tiếp nối các chương trình đào tạo quốc tế trong cùng hệ thống.
– Phương pháp giảng dạy tiên tiến lấy người học làm trung tâm, tập trung vào các giờ thực hành và thực tế giúp học viên phát huy tối đa năng lực bản thân
– Chương trình được dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bởi các giáo sư đến từ các trường ĐH, viện nghiên cứu chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam, Pháp, Ý …
– Kinh nghiệm nghề nghiệp phong phú thông qua hai kỳ thực tập trong và ngoài nước với tổng thời gian chín tháng.
– Cơ hội cao nhận học bổng toàn phần và hỗ trợ sinh hoạt phí từ USTH
– Cơ hội cao nhận học bổng toàn phần đi thực tập tại Pháp và các nước châu Âu
– Cơ hội cao nhận được học bổng tiến sĩ tại Pháp dành cho các học viên tài năng của USTH
– Cơ hội việc làm phong phú tại các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế sau khi tốt nghiệp.
2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Mục tiêu chương trình đào tạo
Chương trình thạc sĩ Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm hướng tới trang bị cho học viên những kiến thức toàn diện, cập nhật ở mức độ cao nhất, qua đó giúp học viên dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đảm bảo chất lượng thực phẩm và phân tích, kiểm nghiệm, thanh tra, đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm cũng như đảm bảo an ninh thực phẩm trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó, Chương trình này cũng hướng tới cung cấp đội ngũ chuyên gia về quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế cho các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia về thực phẩm, cũng như phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên có chuyên môn cao tại trường đại học, trung tâm, viện nghiên cứu và mở ra con đường theo đuổi sự nghiệp học tập, nghiên cứu ở bậc cao hơn.
2.2. Cấu trúc chương trình
Chương trình thạc sĩ FSQA gồm 25 môn học (tương đương 120 ECTS, bốn học kỳ) được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Hơn 40% trong số đó được giảng dạy bởi các giảng viên quốc tế từ Pháp, Ý, Đài Loan, Thái Lan… Chương trình đào tạo sẽ trang bị cho học viên các kiến thức chuyên sâu thuộc hai nhóm chính: Đảm bảo chất lượng thực phẩm và Đảm bảo an toàn thực phẩm, được giảng dạy bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, so với các chương trình đào tạo khác, thạc sĩ FSQA của USTH sẽ cung cấp cho học viên khối kiến thức cập nhật nhất liên quan đến vấn đề đảm bảo an ninh thực phẩm hiện đang được Đảng, nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. Hai đợt thực tập tại các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, doanh nghiệp về thực phẩm ở Việt Nam hoặc nước ngoài, cho phép sinh viên có được những kinh nghiệm chuyên môn đầu tiên, làm quen với thực tế nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, học viên cũng được cung cấp các kỹ năng mềm và hoàn thiện trình độ ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của công việc thực tế.
HỌC KỲ 1 | ||
Mã số
học phần/ môn học |
Tên học phần/môn học | Khối lượng (ECTS) |
FSS01/C1 | English Master 1 (Tiếng Anh Thạc sĩ 1) | 2.5 |
FSS02/FRM1 | French Master 1 (Tiếng Pháp Thạc sĩ 1) | 1 |
FSS03/MMS1.001 | Quản lý Khoa học và Công nghệ (Science and Technology Management) | 1.5 |
FSS07/BP11 | Hóa sinh và enzyme học (Biochemistry and Enzymology) | 5 |
FSS08/BP15 | Thống kê và thử nghiệm sinh học (Statistics and biological experimentation) | 4 |
FSS09 | Các phương pháp tiên tiến trong kiểm soát vi sinh thực phẩm (Advanced techniques for microbiological control in food) | 4 |
FSS10 | Hóa học thực phẩm nâng cao (Advanced Food Chemistry) | 4 |
FSS11 | Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm (Food Quality and Safety Management) | 4 |
FSS12 | Thách thức an toàn và an ninh thực phẩm toàn cầu (Global Food Safety and Security Challenges) | 4 |
HỌC KỲ 2 | ||
FSS13 | Các kỹ thuật phân tích chất ô nhiễm và độc tố trong Kiểm soát chất lượng Thực phẩm (Modern techniques for Contaminants and toxins analysis in Food Quality Control) | 4 |
FSS14 | Đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm (Risk Assessment in Food Safety) | 4 |
FSS15 | Thanh tra an toàn thực phẩm (Food Safety Audit) | 4 |
FSS16 | Truy xuất nguồn gốc và quản lý giao vận trong chuỗi cung ứng thực phẩm (Traceability and Logistics Management in Food Supply Chain) | 4 |
FSS25 | Thực tập M1 (M1 internship) | 10 |
Tự chọn (chọn 1 trong 2 môn) | ||
FSS21 | Quá trình và thiết bị trong công nghệ thực phẩm nâng cao (Advanced Process and Equipment in Food Technology) | 4 |
FSS23 | Nông nghiệp bền vững (Sustainable agriculture) | 4 |
HỌC KỲ 3 | ||
FS04/FRM2 | French Master 2 (Tiếng Pháp Thạc sĩ 2) | 2 |
FS05/MMS2.001 | Quản lý đổi mới sáng tạo Khoa học và Công nghệ (Science and Technology Innovation Management) | 1.5 |
FS06/MMS2.001 | Phương pháp nghiên cứu Khoa học và Công nghệ (Research method in Science and Technology studies) | 1.5 |
FSS17 | Ứng dụng công nghệ xanh và Công nghiệp 4.0 trong hệ thống nông nghiệp thực phẩm bền vững (Application of green and Industry 4.0 Technologies in sustainable agri-food systems) | 4 |
FSS18 | Dấu chân thực phẩm: Giảm thiểu tác động môi trường trong sản xuất nông nghiệp-thực phẩm bền vững (Food Footprint: Mitigation of environmental impacts in sustainable agri-food production) | 4 |
FS19 | Kinh tế tuần hoàn và hệ thống thực phẩm bền vững (Circlular economy and the sustainable food system) | 4 |
FSS20 | Quản lý chất lượng chuỗi cung ứng thực phẩm (Food Supply Chain Quality Management) | 4 |
FSS21 | Workshop:Career orientation in food quality assurance, safety and security (Workshop: định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng, an ninh và an toàn thực phẩm) | 4 |
Tự chọn (chọn 1 trong 2 môn) | ||
FSS22 | Nâng cao giá trị của phế phẩm và phụ phẩm nông nghiệp-thực phẩm (Valorization of agri-food wastes and by-products) | 5 |
FSS23 | Xu hướng mới trong nghiên cứu và đổi mới thực phẩm (New trends in food research and innovation) | 5 |
HỌC KỲ 4 | ||
FSS26 | Thực tập M2 (M2 internship) | 30 |
2.3. Chuẩn đầu ra
– PLO1: Vận dụng được những kiến thức về khoa học cơ bản và kiến thức cơ sở của khối ngành đáp ứng các hoạt động chuyên môn, học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp.
– PLO 2: Áp dụng dụng được các kiến thức chuyên sâu về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong hoạt động nghề nghiệp; kiểm tra, đánh giá được nguy cơ an toàn thực phẩm, thiết kế được hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm toàn diện bao gồm cả việc đánh giá nguy cơ và thanh tra an toàn thực phẩm.
– PLO3: Phát triển và đánh giá các phương pháp phân tích và kiểm nghiệm chất lượng nông sản, thực phẩm tiên tiến, đồng thời thiết kế quy trình kiểm tra chất lượng thực phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng loại sản phẩm và quy định an toàn thực phẩm
– PLO4: Đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng chuỗi cung ứng thực phẩm và thiết kế các giải pháp tối ưu hóa, tích hợp các công nghệ truy xuất nguồn gốc tiên tiến và chiến lược quản lý giao vận bền vững để nâng cao an toàn và chất lượng thực phẩm
– PLO5: Tổng hợp các chiến lược để tăng cường an ninh thực phẩm, đề xuất các giải pháp nâng cao giá trị của phế phẩm và phụ phẩm nông nghiệp-thực phẩm, và giảm thiểu tác động môi trường trong sản xuất nông nghiệp-thực phẩm bền vững, đồng thời đánh giá hiệu quả của các chiến lược và giải pháp này trong bối cảnh thách thức an toàn và an ninh thực phẩm toàn cầu.
– PLO6: Ứng dụng các công nghệ xanh và Công nghiệp 4.0 trong việc phát triển và quản lý hệ thống nông nghiệp thực phẩm bền vững, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động môi trường.
– PLO7: Phân tích và tổng hợp được các xu thế mới trong nghiên cứu và đổi mới thực phẩm, thiết kế và thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng và an toàn, an ninh thực phẩm.
– PLO8: Thể hiện đạo đức khoa học, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả và thuyết trình thuyết phục trong nghiên cứu và ứng dụng về đảm bảo chất lượng và an toàn, an ninh thực phẩm.
– PLO9: Vận dụng kỹ năng tiếng Anh ở bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam để đọc hiểu tài liệu chuyên ngành, viết báo cáo khoa học và giao tiếp hiệu quả trong các hoạt động chuyên môn về đảm bảo chất lượng và an toàn, an ninh thực phẩm.
2.4. Cơ hội nghề nghiệp
Học viên tốt nghiệp chương trình thạc sĩ FSQA có cơ hội làm việc rộng mở ở nhiều vị trí khác nhau:
– Trong các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP ở vị trí chuyên viên tham gia xây dựng chính sách, quy định về an toàn thực phẩm, chuyên viên giám sát và đánh giá tình hình ATTP quốc gia; thanh tra viên thực hiện thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm trong các Bộ, ban ngành liên quan, chuyên viên quản lý an toàn thực phẩm nông sản tại địa phương, chuyên gia xây dựng các chiến lược đảm bảo an ninh thực phẩm và phát triển hệ thống thực phẩm bền vững.
– Cán bộ thực hiện các phân tích, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, cán bộ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thực phẩm ở các viện nghiên cứu, kiểm nghiệm
– Chuyên gia về quản lý chất lượng và đảm bảo ATTP cho các doanh nghiệp, tập đoàn về thực phẩm trong nước và quốc tế.
– Chuyên gia làm việc ở các tổ chức phi chính phủ trong các dự án về đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, an ninh lương thực, phát triển chuỗi giá trị thực phẩm an toàn và bền vững, giảm thiểu lãng phí thực phẩm…
– Cơ hội tiếp tục làm nghiên cứu sinh và trở thành giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
3. THỰC TẬP
Sinh viên có cơ hội thực tập tại các trường hợp tác đào tạo cùng USTH tại Pháp và trên toàn thế giới như:
– Đại học Lyon 1
– Đại học Lille
– Đại học Montpellier
– Viện nông nghiệp Dijon
– Trường Đại học Trento, Italy
– Đại học Cattolica del Sacro Cuore, Italy
– Đại học Quốc gia Yang Ming Chiao Tung, Đài Loan
– Đại học Prince Songkla, Thái Lan
Ngoài ra, sinh viên sẽ có cơ hội đi thực tập tại các viện và trung tâm nghiên cứu chuyên sâu trong ngành như Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh thực phẩm quốc gia, Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia, Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển (CIRAD, Pháp), Trung tâm Thực phẩm Nông nghiệp và Môi trường (Italy), Viện Đánh giá nguy cơ An toàn thực phẩm và Sức khỏe (Đài Loan).
4. YÊU CẦU TUYỂN SINH
– Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm, Kỹ thuật thực phẩm, Công nghệ Sau thu hoạch, Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm, Công nghệ chế biến thủy sản sẽ được xét tuyển không phải học bổ sung kiến thức.
– Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành thuộc lĩnh vực khác thuộc lĩnh vực sinh học, dược học, hóa học, môi trường: Hội đồng tuyển sinh căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xét các môn học bổ sung/chuyển đổi kiến thức.
– Đảm bảo trình độ tiếng Anh (văn bằng chứng chỉ TOEFL, IELTS, v.v chứng minh trình độ ngoại ngữ)
5. LIÊN HỆ
Khoa Khoa học Sự sống
Tel: (+84-24) 3 212 1576
Email: ls_dept@usth.edu.vn
Địa chỉ: Phòng 307, tầng 3, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
– Về tuyển sinh:
Phòng Tuyển sinh
Tel: (+84-24) 3791 7748
Hotline: +84-8 88 55 77 48 / +84-9 14 80 60 06
Email: admission@usth.edu.vn
Địa chỉ: Phòng 102, tầng 1, tòa nhà A21, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội