Đề tài “Nghiên cứu vật liệu xúc tác mới cho quá trình điện phân nước và khử CO2 tạo nhiên liệu: thiết kế, chế tạo, cơ chế hoạt động và khả năng ứng dụng trong chế tạo linh kiện” của PGS. TS Trần Đình Phong và nhóm nghiên cứu Hóa học Chuyển hóa và Tích trữ Năng lượng (CECS) đã nhận được kinh phí hỗ trợ 4 tỷ đồng từ Quỹ NAFOSTED để triển khai thực hiện trong 48 tháng.
Đây là 1 trong 2 đề tài nhận được tài trợ cao nhất trong tổng số 192 đề tài được phê duyệt đợt 2 năm 2019, theo Quyết định số 01/QĐ-HĐQL- NAFOSTED.
Đề tài là sự tiếp nối của công trình nghiên cứu “Phát triển một số loại vật liệu xúc tác mới định hướng ứng dụng để sản xuất H2 từ nước và năng lượng mặt trời” mà PGS. TS. Trần Đình Phong cùng các cộng sự thực hiện giai đoạn 2016-2019.
Mục tiêu của đề tài là hướng đến sự phát triển, mở rộng nghiên cứu các mức phản ứng phức tạp, kết hợp việc khử proton thành hydrogen và CO2 thành nhiên liệu. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng kỳ vọng sẽ mang đến những ứng dụng mới trong sản xuất nguồn nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường,..
Chúc mừng PGS. TS Trần Đình Phong cùng nhóm nghiên cứu CECS.
Nhóm nghiên cứu Hóa học Chuyển hóa và Tích trữ Năng lượng (CECS) được thành lập 01/2016 tại USTH. Nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu phát triển thành một nhóm nghiên cứu mạnh thực hiện các nghiên cứu ở trình độ cao trong lĩnh vực vật liệu mới ứng dụng cho chuyển hóa và tích trữ năng lượng. Hằng năm, CECS công bố 4-6 bài báo nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành trong đó có các tạp chí hàng đầu như Natural Materials, Nano Letters, Chemical Communications, ACS Applied Materials Interfaces.. |
TIN LIÊN QUAN:
USTH có đại diện lọt vào danh sách 10 nhà khoa học Việt Nam hàng đầu thế giới
TS. Trần Đình Phong được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư
USTH đào tạo nguồn nhân lực Hóa học chất lượng cao