Tham gia lớp học, học viên đã được GS. Mark G. Rawling giới thiệu các kiến thức tổng quan về ngành thiên văn vô tuyến và thiên văn dưới milimet, đồng thời được hướng dẫn cách sử dụng và phân tích dữ liệu thu được từ kính thiên văn JCMT ở bước sóng dưới milimet.
Nhận định về lớp học kính thiên văn vô tuyến tại USTH, TS. Phạm Ngọc Điệp, Trưởng phòng Nghiên cứu vật lý thiên văn và Vũ trụ, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết: Việc tham gia lớp học là rất hữu ích bởi GS. Mark G. Rawling là một trong những chuyên gia làm việc trực tiếp với kính thiên văn JCMT, thuộc Đài thiên văn Đông Á và Việt Nam là thành viên dạng quan sát viên của Đài thiên văn Đông Á. Do đó, các nhà thiên văn ở Việt Nam có thể đề xuất quan sát sử dụng JCMT và dữ liệu của nó miễn phí.
“Chính vì thế những thông tin mà GS. Mark G. Rawling cung cấp ngày hôm nay rất hữu ích bởi qua những câu hỏi, câu trả lời của giáo sư những nhà nghiên cứu như chúng tôi nắm rõ và cập nhật được nhiều thông tin mới nhất” – TS. Phạm Ngọc Điệp nói.
Thiên văn học vô tuyến là phân ngành thiên văn trẻ, nghiên cứu các thiên thể thông qua bức xạ radio, cho phép các nhà thiên văn học thu thập những hình ảnh với độ phân giải cao. Nhiều khám phá thiên văn quan trọng như sự phát hiện nền vi sóng vũ trụ, một bằng chứng thiết yếu củng cố lý thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang) đã được thực hiện trên bước sóng vô tuyến. Đặc biệt mới đây, bức ảnh đầu tiên về cái bóng của lỗ đen đã được chụp có sự tham gia của kính thiên văn vô tuyến trong đó có JCMT. Có thể thấy, mặc dù với tuổi đời còn non trẻ nhưng thiên văn học vô tuyến đã có những bước phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp cho lĩnh vực vật lý thiên văn.
Nắm bắt được xu hướng phát triển đó, USTH đã bắt đầu đưa các nội dung giảng dạy liên quan đến thiên văn học vô tuyến vào chương trình đào tạo Vũ trụ và Ứng dụng thông qua môn học về các thiết bị thu phát sóng điện tử cho các hệ thống quan trắc trái đất và quan sát bầu trời nhằm mang đến cái nhìn tổng quan và kiến thức cập nhật nhất về vật lĩnh thiên văn cho sinh viên.
Là một trong những sinh viên tham gia lớp học, Lã Thùy Linh, sinh viên năm 2 khoa Vũ trụ và Ứng dụng, USTH, cho rằng bên cạnh những kiến thức được học trên lớp, việc được làm quen với những kiến thức mới, cập nhật trên thế giới tại lớp học này là rất cần thiết không chỉ đối với sinh viên. Việc được tiếp cận, khai thác và xử lý dữ liệu từ kính thiên văn JCMT ngay từ bậc đại học giúp tôi có nhiều cơ hội cũng như tăng khả năng được nhận thực tập tại các trung tâm nghiên cứu thiên văn trên thế giới. Tôi mong những kiến thức học được ngày hôm nay sẽ được ứng dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như công việc sau này”.
Kính thiên văn JCMT – kính viễn vọng đơn lớn nhất thế giới làm việc ở bước sóng dưới milimet, đặt trên đỉnh núi Mauna Kea ở Hawaii. JCMT được sử dụng để nghiên cứu Hệ Mặt trời, bụi và khí ở môi trường liên sao và các thiên hà xa xôi. JCMT là 1 trong 8 đài thiên văn tham gia dự án chụp bức ảnh lỗ đen đầu tiên. |
TIN LIÊN QUAN
Lý do các bạn yêu thích vũ trụ “nhất thiết” phải lựa chọn USTH
USTH lắp đặt kính thiên văn vô tuyến đường kính 2,6m
Đa dạng cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ vũ trụ – Viễn thám