Ngành Công nghệ sinh học – Phát triển thuốc là ngành khoa học công nghệ, cung cấp nền tảng kiến thức và kỹ năng mang tính cơ bản và tổng quát trong các lĩnh vực thuộc Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc. Đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng và hấp dẫn với nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Dưới đây là top 6 công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể theo đuổi.
1. Giảng viên/ nhà nghiên cứu
Một số sinh viên tốt nghiệp sẽ chọn tiếp tục bậc cao học và phát triển sự nghiệp theo hướng nghiên cứu/ giảng dạy trong các lĩnh vực chuyên sâu như công nghệ sinh học, công nghệ y sinh, hóa – dược, hóa hợp chất thiên nhiên, công nghệ dược phẩm, nông học, công nghệ thực phẩm, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và nhiều lĩnh vực khác, …
Những giảng viên/ nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này thường tiến hành nghiên cứu, phát triển, thực hiện các thí nghiệm lâm sàng, đánh giá tác động và kiểm tra hiệu quả của các phương pháp và sản phẩm công nghệ sinh học, dược phẩm mới. Bên cạnh công tác giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, họ còn tham gia nhiều dự án đa dạng. Ngoài ra, họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc viết báo cáo nghiên cứu và xuất bản kết quả trong các tạp chí chuyên ngành. Họ thường làm việc trong các trường Đại học, viện/ trung tâm nghiên cứu.
2. Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ sinh học, phát triển thuốc tập trung vào nghiên cứu và cải tiến sản phẩm. Công việc của họ bao gồm phát triển quy trình sản xuất, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm mới và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn. Họ cũng phối hợp với các bộ phận khác như marketing và sản xuất để đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Họ thường làm việc tại các công ty/ doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, sản phẩm công nghệ sinh học, …
3. Kỹ thuật viên
Nhiệm vụ của kỹ thuật viên là thu thập và xử lý mẫu. Họ thực hiện các thí nghiệm và phân tích kết quả. Họ đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu, tuân thủ các quy trình và tiêu chuẩn an toàn. Kỹ thuật viên cũng thường tham gia vào việc phát triển và cải thiện các phương pháp xét nghiệm. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm báo cáo kết quả cho các nhà nghiên cứu và nhà sản xuất.
Kỹ thuật viên thường làm việc tại các phòng thí nghiệm phân tích, kiểm nghiệm, quản lý chất lượng của các trung tâm kiểm nghiệm, công ty sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng, công ty sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, các trung tâm xét nghiệm ADN huyết thống tư nhân, …
Đặc biệt, với kỹ thuật viên xét nghiệm, họ thường làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng và phòng khám tư nhân.
4. Chuyên viên kinh doanh dược mỹ phẩm
Người xưa có câu: “Phi thương bất phú”. Với sự am hiểu về lĩnh vực công nghệ sinh học, dược phẩm, bạn hoàn toàn có thể trở thành chuyên viên kinh doanh các sản phẩm dược mỹ phẩm. Với ưu thế về kiến thức chuyên môn, họ có thể tự tin giới thiệu, tiếp thị, tư vấn chính xác sản phẩm tới khách hàng. Họ cũng tham gia vào quá trình phát triển và giới thiệu sản phẩm mới.
Ngoài ra, công việc này cũng đòi hỏi khả năng phân tích thị trường, đề xuất chiến lược tiếp thị, quảng cáo, xây dựng và duy trì quan hệ đối tác để tăng doanh số. Đồng thời, họ cũng đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến dược phẩm và mỹ phẩm.
5. Chuyên viên bảo đảm chất lượng
Chuyên viên bảo đảm chất lượng trong lĩnh vực công nghệ sinh học, phát triển thuốc có trách nhiệm đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn. Họ phát triển, triển khai quy trình kiểm tra chất lượng và đảm bảo tuân thủ quy định. Họ thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và sau khi sản xuất.
Với một loạt các cơ hội nghề nghiệp đa dạng và phong phú trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học – phát triển thuốc có thể chọn lựa con đường sự nghiệp phù hợp với đam mê và mục tiêu cá nhân của mình.