Phòng thí nghiệm liên kết LOTUS được thành lập vào năm 2018 bởi sự hợp tác Việt-Pháp. LOTUS được điều hành bởi 02 đồng giám đốc PGS.TS. Ngô Đức Thành (USTH) và Dr. Marine Herrman (IRD/LEGOS).
1. Thông tin chung:
Phòng thí nghiệm liên kết LOTUS được chính thức thành lập vào tháng 3 năm 2018 với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các thành viên chủ chốt của Pháp và Việt Nam
2. Mục tiêu chung:
- Phát triển các chương trình nghiên cứu và giáo dục tiên tiến, gắn kết chặt chẽ với USTH.
- Ứng dụng công nghệ cao và phương pháp nghiên cứu hiện đại nhất trong nghiên cứu.
- Ươm mầm và đào tạo các nhà khoa học trẻ Việt Nam, hướng đến xây dựng đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ và phương pháp tiên tiến.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc trong môi trường liên ngành và hợp tác quốc tế.
- Hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ chuyên gia có năng lực dẫn dắt và phát triển phòng thí nghiệm trong tương lai
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu chu trình nước và các vật chất liên quan trong hệ thống liên kết khí quyển – lục địa – đại dương tại Việt Nam và các vùng đồng bằng Đông Nam Á. Đây là những khu vực giao thoa quan trọng, đặt ra thách thức cả về phương pháp nghiên cứu lẫn khoa học.
🡪 Mục tiêu của LOTUS: Tập trung vào mối liên kết liên tục từ lưu vực sông đến đại dương.
Những câu hỏi được đặt ra:
- Các quá trình vật lý và sinh địa hóa chi phối hệ thống là gì?
- Những yếu tố tự nhiên và nhân sinh nào gây ra biến động trong hệ thống?
- Khả năng quan trắc bằng phương pháp đo đạc tại chỗ và viễn thám? Mức độ đại diện của hệ thống mô hình hóa?
Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp mô hình số, công nghệ viễn thám và quan trắc thực địa để phân tích và hiểu rõ hơn về hệ thống.
4. Hoạt động nghiên cứu tại LOTUS
LOTUS đang có 4 nhóm nghiên cứu phối hợp hoạt động. Thành quả hoạt động của LOTUS:
- 76 bài báo ISI được công bố trong giai đoạn 2018–2022.
- 25 dự án đang triển khai, được tài trợ bởi các tổ chức như VAST, USTH, NAFOSTED, CNES, AFD, Đại sứ quán Pháp, EU…, với tổng ngân sách khoảng 2 triệu euro.
- 17 suất học bổng tiến sĩ, với tổng kinh phí khoảng 650.000 euro.
- Nhóm nghiên cứu A
- Nhóm nghiên cứu B:
- Nhóm nghiên cứu C:
- Nhóm nghiên cứu D:
4. Hoạt động đào tạo tại LOTUS
– Chương trình đào tạo tại USTH (từ Cử nhân đến Tiến sĩ)
- Thạc sĩ Khoa học (MS) các ngành SA và WEO: khoảng 30 sinh viên/năm
- Cử nhân Khoa học (BS) các ngành SA và WEO: khoảng 30 sinh viên/năm
– Hướng dẫn sinh viên Thạc sĩ và Tiến sĩ
- 19 nghiên cứu sinh Tiến sĩ đã bảo vệ thành công
- Hơn 20 sinh viên Thạc sĩ thực tập nghiên cứu
– Các khóa đào tạo chuyên sâu – Trường hè
- Tháng 6/2018, ICISE: Trường hè VIRGIL về sử dụng tàu lượn biển, do IRD, USTH, DT-INSU, VNU-HUS tổ chức
- Tháng 8/2018, ICISE: VSEO1 – Viễn thám khí quyển và Quang phổ phân tử, do USTH, RDV tổ chức
- Tháng 4/2018, USTH: Định vị vệ tinh cho đại dương, bờ biển và thủy văn, do USTH, LEGOS tổ chức
- Tháng 8/2019, ICISE: VSEO2 – Viễn thám lũ lụt, ngập úng và vùng đất ngập nước, do USTH, RDV tổ chức.
5. Thiết bị phục vụ nghiên cứu:
– Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
- Văn phòng chung: 120 m² tại tòa nhà USTH, khuôn viên VAST, Hà Nội
- Cụm máy tính hiệu năng cao (HPC) – HILO/REMOSAT
- Hiệu năng cao (High Performance Computing)
- 872 lõi xử lý, 420 TB dung lượng lưu trữ
– Nền tảng nghiên cứu WEO (210 m²) dành cho phân tích nước
- Trang thiết bị phòng thí nghiệm cơ bản: HPLC, LCMS, quang phổ huỳnh quang, v.v.
- Thiết bị đo đạc tại hiện trường:
- ADCP (Máy đo dòng chảy Doppler)
- CTD (Cảm biến đo độ dẫn điện, nhiệt độ, độ sâu)
- LISST (Máy đo kích thước hạt lơ lửng)
- Niskin bottle (Chai lấy mẫu nước chuyên dụng)
- Và nhiều thiết bị khác…
6. Hợp tác nghiên cứu
7. Định hướng tương lại
- Thành quả giai đoạn đầu hoạt động của LOTUS (2018–2023)
- Hình thành một nhóm các nhà nghiên cứu với nền tảng chuyên môn vững chắc, sử dụng chung các công cụ và phương pháp tiên tiến, đồng thời được đào tạo để chia sẻ tri thức và làm việc hiệu quả trong môi trường hợp tác.
- Công bố hơn 75 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
- Triển khai nhiều dự án nghiên cứu và đào tạo mang tính hợp tác cao.
- Mục tiêu của giai đoạn hai LOTUS (2023–2028)
- Giải quyết các thách thức cấp bách về môi trường và xã hội tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á thông qua cách tiếp cận liên ngành và tích hợp.
- Mở rộng hợp tác nghiên cứu với các quốc gia Đông Nam Á có chung mối quan tâm và thách thức.
Trong tương lai, LOTUS sẽ:
–> Kết nối và thu hút sự tham gia của các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau để tăng cường tính đa ngành.
–> Thúc đẩy hợp tác sâu rộng với các đối tác mới từ Thái Lan và Campuchia, mở ra cơ hội nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.
______________________________________________________
Thông tin liên hệ:
Phòng thí nghiệm liên kết LOTUS
PGS. TS Ngô Đức Thành
Đồng trưởng khoa Khoa Vũ trụ và Ứng dụng