Nhóm nghiên cứu CHEMISTRY FORENERGY CONVERSION & STORAGE – CECS chính thức được thành lập vào năm 2016 và trực thuộc Khoa Khoa học Cơ bản và Ứng dụng (FAS).
1. Thành viên nhóm nghiên cứu:
Nhóm nghiên cứu CECS hiện có 07 thành viên, với đội ngũ chuyên gia đến từ các lĩnh vực nghiên cứu đa dạng. Cấu trúc gồm 01 Trưởng nhóm và 06 thành viên nghiên cứu, cùng với đội ngũ trợ lý và nghiên cứu sinh đông đảo, bao gồm:
- 07 giảng viên
- 01 trợ lý
- 03 nghiên cứu sinh sau tiến sĩ
- 06 nghiên cứu sinh tiến sĩ
2. Hướng nghiên cứu
Các lĩnh vực trọng tâm:
- Kỹ thuật Lá nhân tạo (Artificial Leaf Engineering)
- Chuyển hóa H₂/O₂/CO₂ (H₂/O₂/CO₂ Conversion)
- Vật liệu điện cực cho pin (Battery Electrodes Materials)
- Xúc tác điện hóa và quang điện hóa (EC/PEC Catalysis)
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu:
- Thiết kế vật liệu (Materials Design)
- Cơ chế hoạt động (Mechanistic Operation)
- Kỹ thuật chế tạo thiết bị (Device Engineering)
- Nghiên cứu quy mô lớn (Scaling-up Examination)
3. Hợp tác nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu CECS có mạng lưới hợp tác rộng rãi với các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước:
Trong nước:
- Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST)
- Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST)
- Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST)
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trung tâm Công nghệ Hạt nhân, TP. Hồ Chí Minh
- Trung tâm Vật liệu và Kiến trúc Sáng tạo
Quốc tế:
- CEA Grenoble, Pháp
- LCC Toulouse, Pháp
- Collège de France, Pháp
- Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc
- Đại học Hanyang, Hàn Quốc
4. Thành tựu nghiên cứu
- Transition metals chalcogenides for hydrogen evolution reaction
- Transition metals chalcogenides for hydrogen evolution reaction
- Metallic nanostructures for Hydrogen evolution reaction
- Metallic oxides nanostructures for oxygen evolution reaction
- Homogeneous catalysts for Hydrogen evolution reaction
- Copper-based CO2 reduction catalysts
- Visible semiconductors as light harvester and photoelectrocatalysts
- Wireless PV-Electrolyzer
- Metallic chalcogenides as batteries electrodes
- Metallic chalcogenides as electrochemical sensors
5. Triển vọng hợp tác nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu CECS và USTH sở hữu nhiều trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực vật liệu tiên tiến.
Nhóm Nghiên cứu CECS mong muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác bền chặt với các nhà khoa học, đối tác học thuật và công nghiệp để:
- Phát triển các vật liệu xúc tác mới phục vụ quá trình tiến hóa hydro (HER), tiến hóa oxy (OER) và khử CO₂ (CO₂RR), cũng như vật liệu điện cực cho pin Li-ion và Na-ion.
- Nghiên cứu, tối ưu hóa hiệu suất và hoạt động của lá nhân tạo.
- Phát triển các thiết bị và kỹ thuật in-situ/operando để nghiên cứu sâu về cơ chế và đặc tính vật liệu trong quá trình hoạt động.
- Mở rộng quy mô nghiên cứu, chuyển giao công nghệ từ ý tưởng khoa học đến thương mại hóa sản phẩm.
___________________________
Thông tin liên hệ:
Nhóm CECS – CHEMISTRY FOR ENERGY CONVERSION & STORAGE
TS. Nguyễn Đức Anh
Phó trưởng khoa FAS