Liệu bạn đã từng chứng kiến một ai đó gặp nạn ngoài đường hay ở những nơi công cộng và nếu có thì bạn sẽ làm gì trong tình huống đó: sẽ giúp đỡ người gặp nạn ngay lập tức hay chờ đợi một ai đó khác ngoài mình sẽ hành động? Thực tế, có một hiệu ứng tâm lý có đề cập đến vấn đề này, đó là “Hiệu ứng người ngoài cuộc” (Bystander effect)

Hiệu ứng người ngoài cuộc (hay còn gọi là hiệu ứng bàng quan) mô tả hiện tượng khi số người có mặt càng đông thì khả năng giúp đỡ một người gặp nạn càng thấp. Nói cách khác, khi có một tình huống xấu xảy ra thì người quan sát sẽ có khả năng hành động cao hơn nếu có ít nhân chứng hoặc không có nhân chứng nào khác.

Thực tế đã có những vụ việc đáng tiếc xảy ra vì không có ai hành động để giúp đỡ người gặp nạn. Một ví dụ phổ biến trong các sách tâm lý về hiệu ứng này là về vụ sát hại dã man một người phụ nữ trẻ. Thứ Sáu ngày 13/03/1964, Kitty Genovese 28 tuổi đang trở về nhà sau khi tan làm. Khi gần đến lối vào căn hộ, cô bị tấn công và bị đâm bởi một người đàn ông. Mặc cho cô gái không ngừng kêu cứu, khoảng hơn chục người ở căn hộ gần đó nghe thấy tiếng kêu khóc của cô gái mà không ai gọi cảnh sát báo về vụ việc. Cuộc tấn công bắt đầu lúc 3:20 sáng, những mãi đến 3:50 sáng mới có người đầu tiên nhấc máy gọi cảnh sát.
Nguyên nhân:






—————————————-



