Trung bình hơn 70% sinh viên Việt Nam ngành Khoa học Môi trường Ứng dụng (AES) thực tập tại nước ngoài, hơn 30% USTHer ngành AES là sinh viên quốc tế đến từ Pháp, Đức, Myanmar, …
1. Đại học Montpellier (Pháp)
Đây cũng là 1 trong những cái tên uy tín hàng đầu thế giới về đào tạo lĩnh vực môi trường, trong đó đặc biệt hướng tới khoa học môi trường cơ bản và ứng dụng trong các mảng như nông nghiệp, thủy sản, môi trường nước – đất, quản lý tài nguyên, …
2. Đại học Koblenz và Landau (Đức)
Đại học Koblenz và Landau là một trong những trường đại học trẻ nhất ở Đức. Nó được chuyển đổi từ một trường cao đẳng đào tạo giáo viên vào năm 1990. Kể từ năm 1990, số lượng sinh viên đã tăng đáng kể lên khoảng 17.000 sinh viên theo học. Điều khiến Koblenz và Landau trở thành nơi học tập hấp dẫn là vì sự đa dạng các ngành học cũng như định hướng đào tạo của những chương trình này hướng tới đáp ứng nhu cầu thực tế của công việc.
3. Đại học Davao del Norte State (Philippines)
Davao del Norte State (DNSC) là một trường đại học công lập ở thành phố Panabo, tỉnh Davao, được coi là một trong những trường top đầu ở Philippines trong các lĩnh vực giáo dục, kỹ thuật, hội họa, khoa học và thủy sản.
Đại học DNSC bắt đầu mở chương trình đào tạo cử nhân ngành Hải dương học, đồng thời tập trung nguồn lực vào các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực này bắt đầu từ năm 2007. Bên cạnh chất lượng đào tạo, trường cũng nổi tiếng bởi cơ sở vật chất hiện đại, đáng chú ý nhất là khu bảo tồn biển DNSC.
4. Đại học São Paulo (Brazil)
Được thành lập năm 1946, Viện hải dương học (IO-USP) là một trong những trung tâm hàng đầu về nghiên cứu đại dương ở Nam Đại Tây Dương. Khởi đầu là 1 đơn vị hoạt động độc lập dưới sự bảo trợ của Chính phủ Brazil, đến năm 1951, Viện Hải dương học được hợp nhất vào Đại học São Paulo. Với mục tiêu cung cấp những nghiên cứu khoa học và dữ liệu hỗ trợ các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực thủy hải sản và khai thác tất cả các nguồn tài nguyên biển sẵn có dọc theo bờ biển Brazil, đặc biệt là ở bang São Paulo. IO-USP được chuyển đổi thành Đơn vị Đại học vào năm 1972 và bắt đầu cung cấp các khóa học Thạc sĩ sau đại học về hải dương học, sinh học và vật lý vào năm 1973. Hiện nay, IO-USP đào tạo cả chương trình đại học và thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau.
5. Viện hóa học phân tử Reims (Pháp)
Viện hóa học phân tử Reims (Institut de Chimie Moléculaire de Reims, viết tắt là ICMR) thuộc trường Đại học công lập Reims Champagne – Ardenne (URCA), nằm ở Reims, nơi được mệnh danh là “thành phố của những vị vua”. URCA đào tạo các bậc học cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ theo khung chương trình đạt chuẩn của HCERES – Tổ chức kiểm định giáo dục hàng đầu của Pháp và Châu u. Hiện nay, URCA có gần 29.000 sinh viên đang theo học tại 5 học xá, gần 2.500 giảng viên, nhà nghiên cứu và cán bộ hành chính, 32 nhóm nghiên cứu mạnh. Riêng nguồn lực trong Viện nghiên cứu ICMR có khoảng 100 người.
Các công trình nghiên cứu tại ICMR xoay quanh nhiều khía cạnh khác nhau của hóa học phân tử và ứng dụng thực tiễn trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Khoa học môi trường. Sinh viên ngành Khoa học Môi trường ứng dụng của USTH tới CMR có cơ hội thực tập trong nhiều dự án xử lý và phân tích mẫu địa chất để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
6. Phòng thí nghiệm LOG (Pháp)
LOG là tên viết tắt của Laboratoire d’Océanologie et de Géosciences, một trong những phòng thí nghiệm hàng đầu của Pháp về môi trường biển. LOG nằm ở thị trấn ven biển Wimereux, được thành lập dựa trên sự hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), đại học Lille và đại học Littoral Opal Coast (ULCO).
Phòng thí nghiệm LOG chuyên về hai lĩnh vực hải dương học ven biển và khoa học địa chất, với thế mạnh là nghiên cứu về quy trình, tương tác, sự đa dạng trong hệ sinh thái biển.
Làm việc tại đây không chỉ có các nhà khoa học, giảng viên, nhà nghiên cứu mà còn có các học viên thực tập chương trình cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ đến từ nhiều nước trên thế giới.
7. Đại học Paul Sabatier (Pháp)
Đại học Paul Sabatier (Toulouse III) là trường Đại học công lập được đánh giá cao về chất lượng đầu ra của sinh viên và thuộc Top đầu về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp trong các trường Đại học Pháp.
Dù có lịch sử lâu đời từ thế kỷ XIII, nhưng đến năm 1969, cái tên Đại học Paul Sabatier (Toulouse III) chính thức được ra đời từ sự hợp nhất của các khoa y, dược và khoa học. Sự đa dạng của các phòng thí nghiệm và chất lượng đào tạo về khoa học, sức khỏe, thể thao, công nghệ và kỹ thuật đã đảm bảo tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực khoa học của trường trong hơn 50 năm qua và nằm trong số các trường đại học hàng đầu thế giới. Hiện nay, trường đang chào đón hơn 35.000 sinh viên và đã thực hiện 64 công trình nghiên cứu.
8. Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Việt Nam)
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) là trường đại học công lập được thành lập năm 2009 trong khuôn khổ Hiệp định liên Chính phủ giữa hai nước Việt Nam và Pháp với định hướng trở thành trường đại học xuất sắc đẳng cấp quốc tế đào tạo về khoa học và công nghệ.
Trường trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cơ quan nghiên cứu hàng đầu quốc gia, đồng thời nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Liên minh USTH Consortium gồm các trường đại học, tổ chức nghiên cứu uy tín Pháp trong đào tạo và nghiên cứu. Trường tự hào là biểu tượng về hợp tác giáo dục đại học và nghiên cứu giữa Việt Nam và Pháp.
Ngành Khoa học Môi trường Ứng dụng thuộc khoa Nước – Môi trường – Hải dương học của USTH hàng năm đều thu hút rất nhiều bạn trẻ đến từ các trường Đại học tại Pháp, Đức, Myanmar, … đến học tập, trao đổi với cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại cùng sự hướng dẫn tận tình của các giảng viên. Trong chương trình có các hoạt động như đi thực địa, lấy mẫu ngoài hiện trường, thực hành phân tích tại phòng thí nghiệm, … Đồng thời, sinh viên quốc tế có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn những nét văn hóa độc đáo của Việt Nam.