Gương mặt sinh viên https://usth.edu.vn/tin-tuc/tin-tuc-guong-mat-sinh-vien/ Mon, 22 Apr 2024 04:48:27 +0000 vi hourly 1 Nữ sinh ngành Hóa nhận học bổng Erasmus Mundus du học 4 nước châu Âu https://usth.edu.vn/nu-sinh-nganh-hoa-nhan-hoc-bong-erasmus-mundus-du-hoc-4-nuoc-chau-au-20241/ https://usth.edu.vn/nu-sinh-nganh-hoa-nhan-hoc-bong-erasmus-mundus-du-hoc-4-nuoc-chau-au-20241/#respond Mon, 22 Apr 2024 04:26:58 +0000 https://usth.edu.vn/?p=20241 Lê Thị Thu Hằng – cựu sinh viên khóa 10 ngành Hóa học (USTH) – đã trúng tuyển học bổng toàn phần Erasmus Mundus bậc Thạc Sĩ về Khoa học Vật Liệu (Mamaself) và Kỹ Thuật Màng hướng đến Phát Triển Bền Vững (MESD). Cô bạn đã khởi đầu hành trình du học tại Pháp […]

The post Nữ sinh ngành Hóa nhận học bổng Erasmus Mundus du học 4 nước châu Âu appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Lê Thị Thu Hằng – cựu sinh viên khóa 10 ngành Hóa học (USTH) – đã trúng tuyển học bổng toàn phần Erasmus Mundus bậc Thạc Sĩ về Khoa học Vật Liệu (Mamaself) và Kỹ Thuật Màng hướng đến Phát Triển Bền Vững (MESD). Cô bạn đã khởi đầu hành trình du học tại Pháp và sẽ tiếp tục học tập tại 3 quốc gia châu Âu khác. 

Học bổng Erasmus Mundus cho phép sinh viên được học tập tại nhiều nước châu Âu khác nhau (Chương trình Thạc sĩ kéo dài 2 năm, tương đương 4 kỳ, mỗi kỳ học tại một quốc gia). Đây chính là điểm cộng lớn nhất khiến Thu Hằng quyết tâm “săn” học bổng này. Bởi cô bạn là người yêu thích khám phá trải nghiệm và luôn mong muốn tích lũy thật nhiều kiến thức cũng như gia tăng kinh nghiệm sống. 

Lê Thị Thu Hằng rạng rỡ tại Toulouse, Pháp

Với Hằng, quá trình chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển học bổng giống như một hành trình tự tìm về chính mình, tự bồi dưỡng và từ đó khẳng định bản thân trước hội đồng tuyển chọn. Vậy nên, để cán đích thành công, cô bạn đã đặt mục tiêu từ sớm (trước ít nhất 1-2 năm) và nghiêm túc hoàn thành từng bước. Đồng thời, khi được hỏi về bí kíp săn học bổng, Hằng cũng nhấn mạnh thêm: “Hãy mạnh dạn bộc lộ bản thân bằng cách làm nổi bật sự độc đáo trong nền tảng học thuật và kinh nghiệm sống mà các bạn có”.

Trong hồ sơ học bổng của Hằng, cô bạn thể hiện rõ sự nhất quán từ đam mê đến mục tiêu và hành động. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa học (ông ngoại và mẹ đều là giáo viên dạy Hóa), Hằng đã từng bước tiếp xúc với lĩnh vực Hóa học từ khi còn nhỏ. Với sự tò mò về những hiện tượng khoa học xung quanh, cô bạn đã tự đặt câu hỏi và tìm hiểu về phát minh của các nhà khoa học nổi tiếng như Albert Einstein, Alfred Nobel, … Từ những trải nghiệm ấy, Thu Hằng dần dần dành tình cảm đặc biệt với Hóa học và quyết định theo đuổi ngành học này. USTH là nơi cô bạn gửi gắm giấc mơ vươn xa để khám phá thế giới đầy màu sắc của mình.

Hằng tâm sự: “Trước khi vào USTH, mình đã nghe về mức học phí (có lẽ được coi là) “khủng” của trường. Theo quan điểm của mình, Hóa học cũng như các ngành khoa học – công nghệ – kỹ thuật khác khá đặc thù, đòi hỏi phải được đầu tư, trang bị nhiều thiết bị hiện đại, nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên thực hành. Cho nên, mình đã chọn USTH để có cơ hội làm việc, rèn luyện trong phòng lab từ sớm, từ đó có cái nhìn rõ hơn về công việc sau này”. Theo Hằng, các kỹ năng thực hành, nghiên cứu rất quan trọng và cũng là một điểm cộng cả trong hồ sơ ứng tuyển học bổng hay tìm việc. “Ngoài ra, việc chọn một môi trường quốc tế, giảng dạy 100% bằng tiếng Anh có học phí cao hơn các chương trình học bằng tiếng Việt khác cũng là một động lực giúp mình phải cố gắng sao cho không phí khoản đầu tư của gia đình. Và thực tế, năm nào, mình cũng nỗ lực hết sức để rinh được học bổng dành cho sinh viên USTH có thành tích học tập xuất sắc, nên gần như mình đi học mà chẳng tốn là bao.” – Hằng vui vẻ chia sẻ thêm.

Cùng khóa với Hằng tại USTH, có rất nhiều gương mặt sinh viên giành học bổng danh giá. Ở trong một môi trường mà ai ai cũng nỗ lực hết mình nhằm chinh phục mục tiêu, cô bạn càng có thêm nhiều động lực hơn.

Thu Hằng cùng một số gương mặt học bổng là cựu sinh viên ngành Hóa học cùng khóa

Sau khi tốt nghiệp Cử nhân, cô bạn tiếp tục gắn bó với USTH trong vai trò trợ lý nghiên cứu, tham gia vào dự án tổng hợp bột molybdenum sulfide có cấu trúc dạng xốp ứng dụng cho chuyển hóa và tích trữ năng lượng của TS. Nguyễn Đức Anh – Phó Trưởng khoa, khoa Khoa học Cơ bản và Ứng dụng (USTH). Quãng thời gian 3 năm Đại học và 1 năm làm việc tại trường U này không chỉ giúp Hằng bồi dưỡng năng lực chuyên môn, học hỏi kiến thức từ các thầy cô và nhiều anh chị “tiền bối” trong lab, mà còn trưởng thành về nhận thức, thái độ và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, môi trường tại đây cũng giúp Hằng giữ lửa đam mê và quyết tâm với ước mơ đi du học nhờ những giây phút được trao đổi với những “open-minded person” như các nhà khoa học lớn trong nước lẫn quốc tế.

Lê Thị Thu Hằng được gặp gỡ GS. Morten P. Meldal (trái), chủ nhân giải thưởng Nobel Hóa học 2022, trong chuyến thăm và chia sẻ bài giảng đại chúng của ông tại USTH

Không chỉ dừng lại ở việc học tập, Thu Hằng còn tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Cô bạn là một thành viên cốt cán của Hội sinh viên USTH. Hằng chia sẻ: “Hội sinh viên là nơi mình được trưởng thành về mặt cảm xúc, các kỹ năng xã hội và gặp gỡ nhiều bạn bè tài giỏi và năng động. Chúng mình đã cùng nhau xây dựng những hoạt động đáng nhớ như USTH’s Got Talent, Newbie Festival hay USTH Prom. Điều đó cũng biến mình từ 1 đứa khá là “mọt sách” biết hòa đồng, gắn bó và chia sẻ được với rất nhiều những người bạn tuyệt vời trong nhóm”.

Thu Hằng tham gia hết mình trong những sự kiện sinh viên USTH

Hiện tại, Hằng đang theo học chương trình Thạc sĩ Kỹ Thuật Màng hướng đến Phát Triển Bền Vững (MESD). Đây là một hướng mới mà cô bạn muốn thử sức để hướng tới giấc mơ trở thành kỹ sư hóa học trong tương lai.

Trong kỳ học đầu tiên, Pháp là quốc gia cô bạn muốn đặt chân tới trên hành trình du học của mình. Tại đây, cô bạn chọn chương trình “Membrane Chemical Engineering”  của trường Đại học Toulouse III Paul Sabatier (UPS) – một ngôi trường nổi tiếng đào tạo về khoa học/ kỹ thuật. Trước đó, Hằng đã có cơ hội tìm hiểu về UPS từ 2 giảng viên ngành Hóa học từng tốt nghiệp ngôi trường này khi học tập tại USTH. Với Hằng, Toulouse – một thành phố xinh đẹp và yên bình ở miền Nam nước Pháp – là một lựa chọn sáng suốt vì nó mang đến cho cô bạn vô số những trải nghiệm thú vị cả trong học tập, nghiên cứu và cuộc sống bản địa đầy màu sắc nơi đây.

Lê Thị Thu Hằng trong khuôn viên trường Đại học Toulouse III Paul Sabatier (UPS)

Sau khi hoàn thành kỳ I với điểm số cao nhất lớp tại UPS, Hằng hiện đang theo học kì II tại trường University of Chemical and Technology (UCT Prague) – TP. Prague (Cộng hòa Séc).

Thu Hằng “vi vu” cùng bạn bè tại trung tâm TP. Prague (Cộng hòa Séc)

Trong các kỳ học sắp tới, cô bạn sẽ tiếp tục chu du ở nhiều quốc gia châu Âu khác như Hà Lan, Thụy Điển, … Rất nhiều điều tuyệt vời hứa hẹn đang chờ đón cô bạn phía trước.

Chúc Thu Hằng sẽ ngày càng trưởng thành trên con đường của mình nhé!

Một số hình ảnh của Thu Hằng trên hành trình du học:

Thu Hằng tham quan bảo tàng Airbus tại Toulouse (Pháp)
Thu Hằng tham gia leo núi cùng các thầy cô tại UPS
Thu Hằng chụp ảnh kỷ niệm cùng các bạn trong nhóm dự án cuối kỳ
Thu Hằng “ngao du” Budapest, Hungary

The post Nữ sinh ngành Hóa nhận học bổng Erasmus Mundus du học 4 nước châu Âu appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/nu-sinh-nganh-hoa-nhan-hoc-bong-erasmus-mundus-du-hoc-4-nuoc-chau-au-20241/feed/ 0
“Ngành Môi trường đã mở cánh cửa cho mình ra thế giới, và USTH đã giúp mình tự tin bước qua cánh cửa đó” https://usth.edu.vn/nganh-moi-truong-da-mo-canh-cua-cho-minh-ra-the-gioi-va-usth-da-giup-minh-tu-tin-buoc-qua-canh-cua-do-20145/ https://usth.edu.vn/nganh-moi-truong-da-mo-canh-cua-cho-minh-ra-the-gioi-va-usth-da-giup-minh-tu-tin-buoc-qua-canh-cua-do-20145/#respond Thu, 11 Apr 2024 08:45:57 +0000 https://usth.edu.vn/?p=20145 Đó là lời khẳng định của Trần Mạnh Quân – cựu sinh viên khóa 8, khoa Nước – Môi trường – Hải dương học (USTH), hiện đang làm trợ lý nghiên cứu tại khoa. Khi nhìn thấy thiên nhiên đang dần bị hủy hoại vì những tác động của con người, cùng niềm đam mê […]

The post “Ngành Môi trường đã mở cánh cửa cho mình ra thế giới, và USTH đã giúp mình tự tin bước qua cánh cửa đó” appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Đó là lời khẳng định của Trần Mạnh Quân – cựu sinh viên khóa 8, khoa Nước – Môi trường – Hải dương học (USTH), hiện đang làm trợ lý nghiên cứu tại khoa.

Khi nhìn thấy thiên nhiên đang dần bị hủy hoại vì những tác động của con người, cùng niềm đam mê từ nhỏ với thế giới thiên nhiên và môi trường, Mạnh Quân đã rất muốn học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên vốn là 1 học sinh THPT Chuyên Ngoại Ngữ, Mạnh Quân đã không chắc có thể theo đuổi khoa học tự nhiên. Thế nhưng khi biết đến ngành Khoa học Môi trường ứng dụng tại USTH, Quân đã tham gia một buổi Open Day tại trường. Từ đây, cậu bạn đã có thêm tự tin theo đuổi ngành học này vì thấy được tính ứng dụng cao của chương trình học cũng như tính cần thiết của các nghiên cứu mà khoa đã và đang thực hiện. “Cùng với đó, mình cảm thấy việc học chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh ở USTH giúp mình có cơ hội tiếp cận rộng hơn với tri thức của nhân loại, cũng như tận dụng và nâng cao khả năng về tiếng Anh của mình trong quá trình học Đại học” – Quân chia sẻ.

Trong thời gian học tại USTH, Mạnh Quân đã 2 lần nhận được học bổng dành cho sinh viên xuất sắc, và học bổng trao đổi sinh viên Erasmus+ với trường Vilnius Gediminas Technical University (Vilnius, Lithuania). Sau khi hoàn thành chương trình Cử nhân tại USTH, Quân đã nhận học bổng toàn phần VLIR-UOS của Chính phủ vùng nói tiếng Hà Lan của Bỉ (Flanders) để theo học bậc Thạc sĩ trong chương trình Khoa học và Quản lý Biển và Hồ tại Liên minh 3 trường Đại học của Bỉ:  Vrije Universiteit Brussel, Universiteit Gent, và Universiteit Antwerpen. Cùng với đó, Quân cũng nhận học bổng South-South Initiatives dành cho sinh viên đến từ các nước đang phát triển để làm luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, luận văn “Local stakeholders’ conservation perceptions in Cu Lao Cham Marine Protected Area and Kep Archipelago Marine Fisheries Management Area: common challenges and country specificities” của Mạnh Quân đã được trao giải thưởng dành cho luận văn Thạc sĩ xuất sắc nhất trong chương trình Khoa học và Quản lý Biển và Hồ, và luận văn Thạc sĩ xuất sắc nhất của Vlaams Instituut voor de Zee (VLIZ) – Viện Nghiên cứu Biển vùng Flanders của Bỉ. Kết thúc khoá học, Mạnh Quân đã tốt nghiệp thủ khoa chương trình Thạc sĩ, và sẽ tiếp tục làm Tiến sĩ tại Pháp theo Đề án 89.

Mạnh Quân trong Lễ tốt nghiệp tại trường Universiteit Gent

“Ngành Môi trường đã mở cánh cửa cho mình ra thế giới, và USTH đã giúp mình tự tin bước qua cánh cửa đó”

Vì định hướng theo nghiên cứu ngay từ đầu nên Mạnh Quân đã chọn USTH không hề do dự. “Chương trình học trong 2 năm chuyên ngành tại khoa Nước – Môi trường – Hải dương học theo mình cảm nhận là khá bao quát và cập nhật theo các hướng nghiên cứu mới trên thế giới. Các thầy cô trong khoa cũng tạo rất nhiều điều kiện cho mình và các bạn được tham gia vào hoạt động nghiên cứu ngay từ đầu năm 2. Chính vì vậy, khi mình bắt đầu chương trình Thạc sĩ tại Bỉ, mình đã không cảm thấy bỡ ngỡ và có thể bắt nhịp được ngay với môi trường mới. Những kiến thức và kĩ năng học được tại USTH được vận dụng và hỗ trợ rất tốt cho quá trình học và làm của mình sau này. Ngành môi trường đã mở cánh cửa cho mình ra thế giới, và USTH đã giúp mình tự tin bước qua cánh cửa đó.”

Mạnh Quân trong Lễ tốt nghiệp tại trường Vrije Universiteit Brussel

Có thể nói, bước vào USTH, Mạnh Quân không chỉ được thỏa mãn niềm đam mê khoa học môi trường, mà còn có cơ hội phát triển bản thân và trải nghiệm, khám phá những “vùng trời” mới. “USTH là một môi trường rất học thuật mà cũng rất thân thiện. Là một trường đại học theo định hướng nghiên cứu nên cách tiếp cận về giáo dục và đào tạo của USTH cũng rất khác biệt. Đặc biệt ở khoa Nước – Môi trường – Hải dương học, với mục tiêu đào tạo về khoa học môi trường ứng dụng, mình đã được tiếp cận với rất nhiều chủ đề thú vị liên quan đến khoa học môi trường, và ứng dụng những kiến thức đó vào bảo vệ sức khỏe môi trường và con người. Bên cạnh đó, USTH là một môi trường quốc tế vô cùng năng động. Tại đây mình đã có những người bạn quốc tế đầu tiên, là những bạn người Pháp và các nước khác đang học và làm thực tập tại trường. Đó cũng là lí do mình đã tiến bộ rất nhiều cả về kĩ năng tiếng Anh cũng như sự tự tin khi giao tiếp kể từ khi vào USTH.” 

Mạnh Quân trong Lễ tốt nghiệp tại trường Vrije Universiteit Brussel

Mạnh Quân có lời khuyên gì cho các bạn sinh viên trong các hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm xin học bổng/tìm cơ hội học và làm tại nước ngoài?

Nhắn nhủ đến các bạn sinh viên, Mạnh Quân cho rằng các bạn có thể chủ động hơn trong công việc cũng như trong việc trao đổi với các thầy cô giảng viên. Với thái độ cầu tiến và nghiêm túc trong công việc của các bạn, các thầy cô tại USTH luôn sẵn lòng tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, khi bắt đầu quá trình nghiên cứu, các bạn cũng nên xác định rõ hướng nghiên cứu theo sở thích của bản thân hay theo nhu cầu của xã hội, hoặc cân bằng cả hai. Điều này có thể sẽ giúp ích cho quá trình xin học bổng/xin việc sau này của các bạn.

Về kinh nghiệm tìm cơ hội đi học ở nước ngoài, cá nhân Quân nghĩ các bạn có thể dành một chút thời gian để suy nghĩ xem bản thân có thể đóng góp được gì cho chương trình học và rộng hơn là cho xã hội khi tham gia vào chương trình học đó. “Tiêu chí lựa chọn ứng viên được nhận học bổng bây giờ không còn hoàn toàn dựa vào khả năng học thuật của ứng viên nữa (merit-based), mà sẽ còn đánh giá về khả năng các bạn có thể trở thành một tác nhân thay đổi (agent of change) sau này hay không. Để làm việc này thì mình có một lời gợi ý nho nhỏ, đó là các bạn có thể nghĩ xem phát triển bền vững có ý nghĩa như thế nào với các bạn và các bạn có thể đóng góp gì cho tương lai bền vững đó, (có thể dựa vào 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc)”- Mạnh Quân chia sẻ.

“Nghiên cứu bảo vệ môi trường và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là thật sự cần thiết và có ích cho sự phát triển chung của xã hội”

Nếu bạn nghĩ rằng một sinh viên xuất sắc như Mạnh Quân thì sẽ không bao giờ phân vân về lựa chọn của bản thân, hãy lắng nghe những tâm sự thật nhất của cậu bạn để tiếp thêm động lực cho quyết định của bản thân nhé: “Thỉnh thoảng mình cũng tự hỏi liệu con đường mình chọn có phải là con đường đúng không. Nhưng mình luôn tự nhủ với bản thân rằng việc nghiên cứu bảo vệ môi trường và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là thật sự cần thiết và công việc mình đang làm là có ích cho sự phát triển chung của xã hội. Hơn nữa, việc có những người thầy cô và bạn bè cùng đồng hành trên con đường đó cũng vô cùng quan trọng. Mình rất may mắn khi luôn nhận được sự giúp đỡ và ủng hộ của các thầy cô trong khoa Nước – Môi trường – Hải dương học và cả các giáo sư ở Bỉ. Và mình cũng luôn có các bạn, hay đồng nghiệp tương lai tại khoa để chia sẻ những khó khăn mà mình gặp phải.”

Cuối năm nay, Mạnh Quân sẽ bắt đầu đề tài Tiến sĩ về chủ đề carbon xanh tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định: “Coastal blue carbon storage and its contribution to carbon offsets in Red River Delta, Vietnam”. Đề tài sẽ kéo dài trong vòng 3 năm; sau đó Quân sẽ quay lại làm việc tại USTH theo Đề án 89. Với đề tài này, Quân hy vọng có thể đóng góp vào nguồn tri thức chung của Việt Nam về vấn đề đền bù carbon dựa vào hệ sinh thái tự nhiên, qua đó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Chúc Mạnh Quân luôn thành công trong sự nghiệp và có nhiều đóng góp cho Khoa học Môi trường tại Việt Nam cũng như trên thế giới!

The post “Ngành Môi trường đã mở cánh cửa cho mình ra thế giới, và USTH đã giúp mình tự tin bước qua cánh cửa đó” appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/nganh-moi-truong-da-mo-canh-cua-cho-minh-ra-the-gioi-va-usth-da-giup-minh-tu-tin-buoc-qua-canh-cua-do-20145/feed/ 0
“Chưa bao giờ mình nghĩ rằng theo đuổi ngành Công nghệ thông tin – Truyền thông là một lựa chọn không chính xác” https://usth.edu.vn/nhung-kien-thuc-chuyen-nganh-tai-usth-da-cung-cap-cho-minh-mot-nen-tang-vung-chac-de-co-the-hoc-tap-va-lam-viec-tai-bat-ky-moi-truong-nao-20113/ https://usth.edu.vn/nhung-kien-thuc-chuyen-nganh-tai-usth-da-cung-cap-cho-minh-mot-nen-tang-vung-chac-de-co-the-hoc-tap-va-lam-viec-tai-bat-ky-moi-truong-nao-20113/#respond Thu, 11 Apr 2024 03:50:35 +0000 https://usth.edu.vn/?p=20113 Đó là chia sẻ của Trương Sĩ Thi Vũ – cựu sinh viên khóa 8, chuyên ngành Công nghệ Thông tin – Truyền thông (USTH), hiện đang làm việc tại Vinpearl với tư cách là Chuyên gia Khoa học Dữ liệu.  Đam mê công nghệ, đặc biệt là khoa học máy tính từ những năm […]

The post “Chưa bao giờ mình nghĩ rằng theo đuổi ngành Công nghệ thông tin – Truyền thông là một lựa chọn không chính xác” appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Đó là chia sẻ của Trương Sĩ Thi Vũ – cựu sinh viên khóa 8, chuyên ngành Công nghệ Thông tin – Truyền thông (USTH), hiện đang làm việc tại Vinpearl với tư cách là Chuyên gia Khoa học Dữ liệu. 

Đam mê công nghệ, đặc biệt là khoa học máy tính từ những năm cấp 3, Thi Vũ đã xác định sẽ theo đuổi lĩnh vực này ngay sau khi hoàn thành chương trình chuyên Tin tại trường THPT và mong muốn theo học tại một trường đại học chất lượng cao có ngành Công nghệ thông tin. Qua giới thiệu của người thân, Thi Vũ đã tìm hiểu và quyết định chọn USTH bởi theo Vũ, chương trình học 3 năm theo chuẩn châu Âu của USTH là một cơ hội tốt để vừa hoàn thành sớm chương trình đào tạo, vừa có cơ hội trao đổi nghiên cứu tại Pháp. 

Trong 3 năm tại USTH, Thi Vũ đã là một sinh viên xuất sắc liên tục giành được học bổng khuyến khích học tập của Trường và học bổng trao đổi thực tập ở Pháp nhờ thành tích cao trong học tập. Đầu năm 2021, sau khi tốt nghiệp đại học tại USTH, Vũ tiếp tục nhận học bổng Khoa học Công nghệ Vingroup dành cho bậc Thạc sĩ để theo học ngành Khoa học Dữ liệu tại Đại học Southern California – một trong những Đại học nghiên cứu hàng đầu tại Mỹ và trên thế giới.

Trương Sĩ Thi Vũ trong thời gian học tập tại Mỹ

Trương Sĩ Thi Vũ trong Lễ tốt nghiệp Đại học Southern California (Mỹ)

“Những kiến thức chuyên ngành tại USTH đã cung cấp cho mình một nền tảng vững chắc để có thể học tập và làm việc tại bất kỳ môi trường nào”

Chia sẻ về quá trình học tại USTH, Thi Vũ cho rằng “Điểm mạnh của USTH chính là số lượng sinh viên của trường không quá lớn. Điều này tạo điều kiện cho những giáo sư và tiến sĩ có thể tương tác với sinh viên dễ dàng hơn và nắm rõ được điểm mạnh và điểm yếu của từng bạn. Chương trình học của USTH bao quát được phần lớn kiến thức nền tảng của các môn khoa học đại cương cũng như các môn chuyên ngành. Dù thời gian học chỉ là 3 năm nhưng mình không cảm thấy những gì mình được trang bị ít hơn những bạn bè đang theo học chương trình 4 năm khác”.

Đặc biệt, sau thời gian học và làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Thi Vũ có thể tự tin rằng “Những kiến thức chuyên ngành tại USTH đã cung cấp cho mình một nền tảng vững chắc để có thể học tập và làm việc tại bất kỳ môi trường nào. Trong thời gian làm thực tập sinh tại FPT Software, cũng như khi theo học Thạc sĩ tại Mỹ, mình đều cảm thấy những kinh nghiệm học được từ USTH đã giúp mình thích nghi rất tốt tại những môi trường đó. Ngoài ra, việc được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và được học ngoại ngữ là tiếng Pháp cũng củng cố thêm cho mình kỹ năng về ngôn ngữ và mở ra nhiều lựa chọn hơn khi tìm kiếm các cơ hội ở bên ngoài”.

Cơ hội ở USTH nhiều vô kể, nhưng làm sao để nắm bắt tốt?

Với mạng lưới đối tác trải rộng không chỉ tại Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, USTH luôn mang đến vô vàn cơ hội học tập, thực tập và việc làm đa dạng cho sinh viên. Để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội tuyệt vời nào, Thi Vũ khuyên các bạn sinh viên hãy tích cực tham gia vào các cuộc trao đổi kiến thức trong lớp, việc tương tác với các giảng viên sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trong quá trình học tập cũng như tìm kiếm việc làm sau này. Với những bạn có ý định học tập tại nước ngoài, các bạn nên bắt đầu tìm hiểu những trường phù hợp và chuẩn bị hồ sơ từ sớm (thư giới thiệu, CV, bài luận, v.v…) để chất lượng hồ sơ được ở mức cao nhất.

Nói về quyết định chọn ngành Công nghệ thông tin – Truyền thông và sau này là học chuyên sâu về Khoa học Dữ liệu, Thi Vũ khẳng định “mình chưa bao giờ nghĩ rằng đây là một lựa chọn không chính xác”. Xác định đây là lĩnh vực có mức độ cạnh tranh ngày càng lớn và “ngành nào cũng sẽ thiếu nhân lực, nhưng là nguồn nhân lực có chất lượng cao”, Vũ càng cố gắng trau dồi kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm nhiều hơn nữa.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, Thi Vũ cho biết “có thể mình sẽ tiếp tục học cao lên hoặc ứng dụng những gì đã học trong ngành Khoa học Dữ liệu và Công nghệ Thông tin để tạo ra một sản phẩm gì đó cho riêng mình”.

Chúc Vũ sẽ luôn kiên trì và thành công trên con đường mình đã chọn!

The post “Chưa bao giờ mình nghĩ rằng theo đuổi ngành Công nghệ thông tin – Truyền thông là một lựa chọn không chính xác” appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/nhung-kien-thuc-chuyen-nganh-tai-usth-da-cung-cap-cho-minh-mot-nen-tang-vung-chac-de-co-the-hoc-tap-va-lam-viec-tai-bat-ky-moi-truong-nao-20113/feed/ 0
Gặp gỡ USTHER được vinh danh thủ khoa xuất sắc Hà Nội năm 2023 https://usth.edu.vn/gap-go-usther-duoc-vinh-danh-thu-khoa-xuat-sac-ha-noi-nam-2023-18202/ https://usth.edu.vn/gap-go-usther-duoc-vinh-danh-thu-khoa-xuat-sac-ha-noi-nam-2023-18202/#respond Thu, 12 Oct 2023 03:09:25 +0000 https://usth.edu.vn/?p=18202 Hà Ngọc Đức, sinh viên khóa 2020-2023, thủ khoa tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hàng không của USTH đã vinh dự nằm trong danh sách tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023. Không ngừng bước ra khỏi vùng an […]

The post Gặp gỡ USTHER được vinh danh thủ khoa xuất sắc Hà Nội năm 2023 appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Hà Ngọc Đức, sinh viên khóa 2020-2023, thủ khoa tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hàng không của USTH đã vinh dự nằm trong danh sách tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023. Không ngừng bước ra khỏi vùng an toàn, dũng cảm chinh phục ngành học “khó” có hàm lượng kỹ thuật cao, sau 3 năm nỗ lực, Ngọc Đức đã gặt hái những quả ngọt đầu tiên. 

Ngọc Đức tốt nghiệp loại Giỏi, thủ khoa tốt nghiệp chương trình cử nhân Kỹ thuật hàng không, đồng thời là một trong những sinh viên tốt nghiệp năm 2023 có điểm trung bình toàn khóa học cao nhất USTH. Ngọc Đức nhiều năm liên tiếp nhận học bổng khuyến khích học tập do USTH trao tặng và luôn là thành viên năng nổ tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, đóng góp chung cho sự phát triển của Khoa và Nhà trường. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, Ngọc Đức được lựa chọn trở thành thực tập sinh tiêu biểu Phòng Điều hành khai thác, Hãng Hàng không Bamboo Airways

Cùng gặp gỡ Ngọc Đức để tìm hiểu hành trình gắn bó với USTH, từ một chàng trai sở hữu tình yêu lớn với các mô hình máy bay thương mại đến một chuyên viên khởi nghiệp thuộc Ban Quản lý vật tư, Hãng Hàng không Vietnam Airlines với nhiều hoài bão và ước mơ.

Hà Ngọc Đức vinh dự nhận bằng khen của UBND TP Hà Nội tại Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 do Thành ủy – Hội đồng Nhân dân- Ủy ban Nhân dân Thành phố tổ chức. 

Chào Ngọc Đức, Kỹ thuật Hàng không là một ngành học khá “kén” người học và được xem là một ngành học có hàm lượng kỹ thuật cao. Vậy động lực nào để bạn theo đuổi ngành học này?

Từ khi còn nhỏ, mình đã có niềm đam mê lớn đối với những mô hình máy bay thương mại. Dựa trên điều đó, ước mơ lớn nhất của mình là được học tập và nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực hàng không. Kỹ thuật Hàng không không chỉ là một ngành học khó, mà còn đòi hỏi sự hiểu biết rộng lớn về lý thuyết và khả năng áp dụng chúng một cách linh hoạt. Nhưng với mình, dù hành trình này còn có nhiều thách thức, nhưng mình tin rằng sự kiên trì và lòng nhiệt huyết với ngành sẽ giúp mình vượt qua mọi khó khăn và gặt hái được những thành tựu lớn phía trước.

Khám phá về ngành Kỹ thuật Hàng không của Trường USTH, mình thực sự ấn tượng với trình độ chuyên môn của giảng viên cũng như phương pháp đào tạo chú trọng phát triển kỹ năng mềm qua từng môn học. Điều này đã thúc đẩy mình tin rằng khi theo học tại USTH, mình sẽ có nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc để phát triển bản thân trở thành một chuyên gia ngành Hàng không. 

Sau khi học tập tại USTH, Ngọc Đức thấy bản thân mình trưởng thành ở những phương diện nào?

Sau khi học tập tại USTH – một ngôi trường có gần 14 năm đào tạo lĩnh vực khoa học công nghệ, mình nhận thấy sự trưởng thành của bản thân không chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên ngành mà các thầy cô giáo đã truyền đạt. Mình còn được nuôi dưỡng và phát triển những kỹ năng mềm quan trọng như thuyết trình, ngoại ngữ, và làm việc nhóm.

Những hành trang quý báu này giúp mình tự tin trong việc áp dụng kiến thức vào thực tế và trở thành nền tảng cho sự phát triển toàn diện trong cuộc sống. Với sự đa dạng và chất lượng của giáo dục, ngôi trường này thật sự là một nơi giúp mình vững bước, sẵn sàng chinh phục những thách thức trong cuộc đời.

3 năm gắn bó với USTH ắt hẳn là một hành trình chứa đựng nhiều kỷ niệm và cảm xúc với Ngọc Đức. Vậy kỷ niệm nào khiến bạn khó quên nhất trong suốt chặng đường rèn luyện và phấn đấu tại Trường?

Trải nghiệm bước ra vùng an toàn để tham gia Câu lạc bộ USTH Learning Support với vai trò trưởng ban cố vấn học tập của Khoa Hàng không đối với mình là những kỷ niệm không thể nào quên. Bản thân không phải là người hướng ngoại nên mình khá do dự trước lời đề nghị tham gia Câu lạc bộ Learning Supporting của các anh chị khóa trên. Chính nhờ sự động viên nhiệt tình của bạn bè cùng niềm ao ước muốn chia sẻ kiến thức học hỏi từ các giảng viên giỏi của Trường đã trở thành động lực để mình vượt qua giới hạn của bản thân. Và quả thật, đó là một trong những quyết định tuyệt vời nhất của mình. Trong suốt quãng thời gian tham gia Câu lạc bộ, mình không chỉ được gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều bạn giỏi ở những chuyên ngành khác nhau trong Trường mà còn là cơ hội tốt để bản thân được thử sức, trau dồi kỹ năng sư phạm với các bạn tân sinh viên. 

Thời điểm nào Ngọc Đức nhận ra rằng lựa chọn theo đuổi ngành Kỹ thuật hàng không là một quyết định đúng đắn và xác định đây là con đường mình thực sự muốn gắn bó sau này?  

Quãng thời gian thực tập tốt nghiệp tại Hãng Hàng không Bamboo Airways đã cho mình những trải nghiệm thực tế quý báu, đánh dấu sự chuyển mình từ môi trường đại học sang làm việc thực tế.  Mình có cơ hội khám phá và hiểu rõ hơn về hoạt động của doanh nghiệp hàng không tư nhân, cụ thể hơn là cách thức phòng ban hoạt động và vai trò của các điều phái viên tại trung tâm điều hành khai thác. Mình đặc biệt ấn tượng với môi trường làm việc chuyên nghiệp, sự vui vẻ hòa đồng và tinh thần trách nhiệm cao của các anh chị đồng nghiệp. 

Hà Ngọc Đức hiện đang công tác tại Vietnam Airlines

Cọ xát với những tình huống công việc thực tế đã mang đến cho mình nhiều kỷ niệm khó quên, từ đó hiểu được ý nghĩa quan trọng và thêm yêu công việc mình đang theo đuổi. Vào một buổi chiều mưa lớn cuối tháng 7, mình có cơ hội trực tiếp tham gia hỗ trợ sếp và các anh chị trong phòng giải quyết tình huống khẩn cấp liên quan tới an toàn bay. Hôm đó 3 trong số các chuyến bay lớn đều gặp sự cố về thời tiết và được yêu cầu điều hướng về sân bay gần nhất.  Trong bối cảnh đó, mình được chứng kiến sự đồng lòng và nhanh nhẹn của các anh chị điều phái viên, cũng như đóng góp một phần sức lực của mình vào công việc chung. Mặc dù là tình huống nguy cấp, nhưng không khí trong phòng vẫn giữ được sự tập trung và chuyên nghiệp. Sự linh hoạt và quyết đoán của mọi người đã giúp chuyển hướng các chuyến bay một cách an toàn và hiệu quả.

Kết thúc quãng thời gian học tập tại USTH với tấm bằng Giỏi, dự định tương lai sắp tới của Ngọc Đức là gì?

Qua đợt tuyển chọn của Hãng không Vietnam Airlines, mình đã may mắn được tuyển dụng và trao cơ hội trở thành thành viên của Ban Quản lý Vật tư. Hiện tại, mình đang trải qua quá trình đào tạo nội bộ để chuẩn bị cho công việc sắp tới. Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của Vietnam Airlines là một trải nghiệm hết sức đặc biệt và đầy thách thức.

Về dự định tương lai, mình đặt ra mục tiêu không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và phát triển các kỹ năng mềm để phù hợp thích nghi với môi trường doanh nghiệp tại Vietnam Airlines. Mình hiểu rằng để thành công trong ngành Hàng không, không chỉ cần kiến thức sâu rộng mà còn yêu cầu sự linh hoạt, khả năng làm việc nhóm, và kỹ năng giao tiếp tốt với đồng nghiệp.

Cảm ơn Ngọc Đức! Chúc bạn tiếp tục thành công trên con đường sự nghiệp tương lai.

 

The post Gặp gỡ USTHER được vinh danh thủ khoa xuất sắc Hà Nội năm 2023 appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/gap-go-usther-duoc-vinh-danh-thu-khoa-xuat-sac-ha-noi-nam-2023-18202/feed/ 0
Soi “lý lịch” ấn tượng của cô nàng nữ sinh “phải lòng” với ngành năng lượng tái tạo https://usth.edu.vn/soi-ly-lich-an-tuong-cua-co-nang-nu-sinh-phai-long-voi-nganh-nang-luong-tai-tao-16816/ https://usth.edu.vn/soi-ly-lich-an-tuong-cua-co-nang-nu-sinh-phai-long-voi-nganh-nang-luong-tai-tao-16816/#respond Mon, 29 May 2023 07:26:16 +0000 https://usth.edu.vn/?p=16816 Vượt lên mọi định kiến về giới, bằng bản lĩnh của thế hệ Z, Vũ Ngọc Hương Giang quyết định dấn thân khám phá “địa hạt” năng lượng tái tạo để rồi hái “quả ngọt” với tấm bằng xuất sắc của trường Đại học Khoa học và Công nghệ (USTH) cùng hàng loạt những thành […]

The post Soi “lý lịch” ấn tượng của cô nàng nữ sinh “phải lòng” với ngành năng lượng tái tạo appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Vượt lên mọi định kiến về giới, bằng bản lĩnh của thế hệ Z, Vũ Ngọc Hương Giang quyết định dấn thân khám phá “địa hạt” năng lượng tái tạo để rồi hái “quả ngọt” với tấm bằng xuất sắc của trường Đại học Khoa học và Công nghệ (USTH) cùng hàng loạt những thành tích “khủng” đáng ngưỡng mộ.

Cô gái nhiệt huyết hướng tới cộng đồng

Bên cạnh việc học tập tại trường lớp, Hương Giang luôn tìm kiếm và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, không chỉ đóng góp cho xã hội mà còn có thêm hành trang cho bản thân những kinh nghiệm và trải nghiệm quý báu.

Là một sinh viên ngành Kỹ thuật điện và Năng lượng tái tạo, Giang luôn trăn trở về các vấn đề về môi trường và tự nhận thấy bản thân cần có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hành động và lan tỏa thông điệp “sống xanh” đến cộng đồng.

Vũ Ngọc Hương Giang năng động trong các hoạt động cộng đồng. Ảnh NVCC

Giang trở thành thành viên “mẫn cán” của tổ chức thanh niên thế giới AIESEC tại Hà Nội, cùng các tình nguyện viên Việt Nam và quốc tế triển khai các dự án xã hội đóng góp trực tiếp cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Sau tốt nghiệp, Giang tham gia dự án “Youth Energy Train-of-Trainer” dưới sáng kiến Youth4Climate của chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong chuyển đổi và tiếp cận năng lượng xanh. Theo Giang, bên cạnh những giá trị về xã hội, việc tham gia nhiều dự án cộng đồng còn giúp cô nàng thay đổi tư duy, tích lũy được các kỹ năng mềm cần thiết để trở thành một công dân toàn cầu.

Tinh thần ham học hỏi, hướng tới cộng đồng đã giúp Giang ghi điểm và nhận được học bổng Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) của Chính phủ Mỹ để tham gia chương trình trao đổi tại Đại học Montana, Mỹ. Thông qua các buổi hội thảo với diễn giả đến từ chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp xã hội và người dân địa phương bang Montana, Giang nhận thức rõ sức mạnh của sự đoàn kết trong việc giải quyết bài toán thách thức về môi trường, đồng thời được tiếp thêm động lực để vững bước trên con đường đã lựa chọn.

Mới đây, Giang còn tích cực tham gia hoạt động của tổ chức Thanh niên vì Năng lượng Đông Nam Á (Youth for Energy Southeast Asia) trên cương vị Trưởng ban Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ Việt Nam và khu vực trong chuyển đổi năng lượng xanh.

Giang (đứng giữa) cùng các bạn quốc tế tham gia chương trình tại Đại học Montana, Mỹ

Khi trường đại học không chỉ là kiến thức và sách vở

Giang cho rằng quãng thời gian gắn bó và học tập tại USTH là một phần quan trọng giúp cô nàng nuôi dưỡng đam mê và từng bước tiến xa với đam mê của mình. Tại đây, cô nàng không chỉ được truyền cảm hứng về tình yêu với khoa học mà còn đón nhận được những cơ hội, bài học quý giá để dần hoàn thiện kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực Kỹ thuật điện và Năng lượng tái tạo mà mình yêu thích.

Giang chia sẻ: “Mình sẽ không bao giờ quên những sự cố “dở khóc, dở cười” trong phòng thí nghiệm; những lần cắm nhầm mạch khiến tụ điện phát nổ làm các bạn phát hoảng; những bữa trưa vội vì phải chạy ‘deadline’, những ngày thi học kỳ căng thẳng phải thức thâu đêm để ôn tập”. Cô nàng thú nhận 3 năm học tại USTH thực sự là một trong những thử thách đầu đời lớn nhất mà bản thân phải đối mặt. “Mình chưa bao giờ nghĩ học Kỹ thuật lại khó đến thế. Tuy nhiên, mình cũng thấy may mắn vì mỗi khi bế tắc và muốn bỏ cuộc, mình lại nhận được sự động viên, khích lệ và hỗ trợ nhiệt tình từ các bạn cùng lớp và thầy cô”.

Giang trong Lễ tốt nghiệp năm 2021

Bên cạnh tình bạn và tình thầy trò thân thiết, USTH còn mang đến cho Giang sự tự tin khi được đào tạo trong một môi trường quốc tế với chương trình học bằng tiếng Anh và kiến thức chuyên môn cập nhật. Ngoài giờ học trên giảng đường, Giang rèn luyện và trau dồi kỹ năng thông qua các hoạt động học tập phong phú như bài tập nhóm, thuyết trình, thực tế, thực hành, tham gia dự án nghiên cứu cùng giảng viên,…

Khả năng tiếng Anh thành thạo kết hợp với nền tảng kiến thức, kinh nghiệm tích lũy tại Trường đã “chắp cánh” để Giang “thỏa sức” trải nghiệm và phát huy bản thân trên mọi môi trường quốc tế.

Tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc và hồ sơ ấn tượng, Giang đã trúng tuyển nhiều chương trình thạc sĩ tại các trường đại học ở châu Âu và liên tiếp nhận được các suất học bổng danh giá như học bổng toàn phần Erasmus Mundus chương trình thạc sĩ bằng kép chuyên ngành Hệ thông Điện Phân tán Thông minh tại Đại học Lorraine, Pháp và Viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển; học bổng của Đại học Uppsala, Thụy Điển; học bổng của Đại học Bách Khoa Paris, Pháp.

Một hành trình mới lại tiếp tục mở ra với Giang. “Không ngại thử điều mới, dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn để khám phá giới hạn của bản thân” chính là điều mà Giang đã và sẽ kiên định theo đuổi trên chặng đường chinh phục tri thức sắp tới.

Theo Kênh 14 

The post Soi “lý lịch” ấn tượng của cô nàng nữ sinh “phải lòng” với ngành năng lượng tái tạo appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/soi-ly-lich-an-tuong-cua-co-nang-nu-sinh-phai-long-voi-nganh-nang-luong-tai-tao-16816/feed/ 0
Chiến thuật ẵm gần 5 tỷ học bổng của “bông hồng thép” trường U https://usth.edu.vn/chien-thuat-am-gan-5-ty-hoc-bong-cua-bong-hong-thep-truong-u-16655/ https://usth.edu.vn/chien-thuat-am-gan-5-ty-hoc-bong-cua-bong-hong-thep-truong-u-16655/#respond Fri, 19 May 2023 06:57:56 +0000 https://usth.edu.vn/?p=16655 Hồ Thị Anh Đào là cựu sinh viên ngành Hóa học và học viên Thạc sĩ ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano của USTH chia sẻ chiến thuật ẵm học bổng

The post Chiến thuật ẵm gần 5 tỷ học bổng của “bông hồng thép” trường U appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Hồ Thị Anh Đào là cựu sinh viên ngành Hóa học và học viên Thạc sĩ ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano của USTH. Vừa qua, Anh Đào đã chinh phục thành công học bổng chương trình Tiến sĩ tại Đại học Queen’s (Canada) sau hàng loạt các học bổng khác xuyên suốt 5 năm học tại USTH. Mời các bạn cùng đón đọc câu chuyện của cô gái cá tính và thông minh này trong bài viết dưới đây.

Chọn thách thức để bứt phá

Theo một cách tự nhiên nào đó, Anh Đào đã “cảm nắng” môn Hóa học ngay từ cấp II. Cô bạn đã nung nấu và lên kế hoạch trở thành một nhà Hóa học thực thụ vì niềm đam mê với bộ môn này. Tuy nhiên, năm lớp 11 – thời điểm chuẩn bị cho những nấc thang quan trọng, Đào thực sự phải đối mặt với áp lực về câu chuyện chọn ngành, chọn trường để có công việc lương cao sau khi tốt nghiệp. Do đó, cô bạn đã nghe theo lời khuyên của gia đình chuyển sang học khối B để thi vào các trường Y hoặc Dược. 

Thế nhưng, cơ duyên kỳ diệu đã xảy đến. Anh Đào nhớ lại: “Mãi đến tận năm lớp 12, trong một lần lướt Facebook, mình mới tình cờ nhìn thấy và “phải lòng” cụm từ “USTH – du học tại chỗ”. Qua tìm hiểu, mình cực kỳ ấn tượng với môi trường học tập quốc tế của USTH. Hơn nữa, nơi đây có ngành học mà mình yêu thích từ lâu. Vì vậy, ước mơ trở thành nhà Hóa học lần nữa thôi thúc mình quyết tâm đăng ký vào trường.”

Chọn USTH, Anh Đào nhìn thấy nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. 5 năm trước, với Đào, việc đi du học là một điều không tưởng. Thời cấp III, cô bạn là học sinh của một trường THPT ở huyện lẻ của tỉnh Quảng Ngãi. Vì thế, Đào chưa có nhiều cơ hội để trau dồi năng lực tiếng Anh như nhiều bạn bè khác ở các thành phố lớn. Đồng thời, Đào cũng không xuất phát từ trường chuyên lớp chọn. Trong cô gái đến từ miền Trung đầy nắng gió chỉ vẻn vẹn là tình yêu với Hóa học và một niềm khao khát mãnh liệt: giành học bổng đi du học. 

chien-thuat-am-gan-5-ty-hoc-bong-cua-bong-hong-thep-truong-u3

Chọn USTH chứ không phải bất kỳ một ngôi trường nào khác

Không phụ sự kỳ vọng, USTH đã mang đến cho Anh Đào môi trường học tập quốc tế năng động. Không chỉ được đào tạo về khoa học một cách bài bản hoàn toàn bằng tiếng Anh, cô bạn còn có cơ hội bồi đắp thêm ngoại ngữ thứ hai là tiếng Pháp. Bên cạnh đó, Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để sinh viên được gặp gỡ, kết nối với những nhà khoa học xuất sắc từ nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là những “cây đại thụ” của giới khoa học. Trong đó, 2 nhà khoa học đoạt giải Nobel đều đã đến thăm và giảng bài tại USTH (GS. Duncan Haldane – chủ nhân giải Nobel Vật lý năm 2016 với bài giảng “Topological quantum matter, entanglement, and the second quantum revolution” năm 2022; GS. Morten P.  Meldal – chủ nhân giải Nobel Hóa học năm 2022 với bài giảng “Hóa học Click” năm 2023). Qua những bài giảng này, cô bạn không những được tiếp cận những ý tưởng mới mẻ mà còn được truyền động lực rất nhiều trên con đường nghiên cứu khoa học.  Vì vậy, Anh Đào cho rằng USTH thực sự đã mang đến cho cô bạn những trải nghiệm khoa học vô cùng đắt giá.

Mặt khác, môi trường quốc tế mà Đào đề cập đến còn được thể hiện qua hệ thống phòng thí nghiệm “triệu đô” – thiên đường thực hành của sinh viên trường USTH. Tại đây, hàng loạt các thiết bị công nghệ cao được trang bị giúp sinh viên trau dồi kỹ năng làm việc. Những thiết bị, máy móc này đều tương đồng trong môi trường doanh nghiệp hay các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu khác trên thế giới. Do đó, sinh viên USTH có thêm một lợi thế lớn để thích nghi nhanh khi gia nhập thị trường lao động.

chien-thuat-am-gan-5-ty-hoc-bong-cua-bong-hong-thep-truong-u2
Hồ Thị Anh Đào (ngoài cùng bên trái) trong Lễ bảo vệ tốt nghiệp Đại học năm 2022

Đi ngược lại với số đông 

Khi lựa chọn theo đuổi khoa học, Anh Đào biết rằng mình đang đi ngược lại quan điểm của số đông. Đào chia sẻ: “Mình biết rằng khi phụ nữ theo đuổi khoa học, mọi người xung quanh thường ngăn cản vì họ cho rằng “phụ nữ + STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) = hy sinh”. Cũng chính vì lẽ đó, rất nhiều nữ sinh đã chùn bước và đưa ra lựa chọn “an toàn” thay vì theo đuổi đam mê khoa học. Cá nhân mình tin rằng phụ nữ theo đuổi khoa học là những người cá tính và kiên trì hướng đến những giá trị “lãng mạn” riêng biệt. Và mình nghĩ chìa khóa để nữ giới vượt ra khỏi định kiến trên là ”niềm tin vào bản thân”. 

Chọn ngành Hóa, Anh Đào dần được khai phá thêm về những ứng dụng của Hóa học cho các vấn đề phát triển bền vững như môi trường, năng lượng tái tạo, tái chế vật liệu, … Thì ra, ngành học này không chỉ loanh quanh những phản ứng hóa học, những bài tập đòi hỏi sự tính toán như thường được giảng dạy thời phổ thông. Ở USTH, cô bạn vừa thu nạp vốn tri thức mới lạ, khổng lồ, vừa mở rộng tầm nhìn về ngành khoa học thú vị này cũng như triển vọng của nền công nghiệp Hóa học trong tương lai. 

Sau khi tốt nghiệp, thay vì xả hơi sau quá trình học tập liên tục, Đào chọn học tiếp Thạc sĩ ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano ở USTH. Lòng ham hiểu biết đã thôi thúc cô bạn “lấn sân” sang lĩnh vực vật liệu. Nếu Hóa học là ngành khoa học cơ bản – cầu nối trung tâm với các ngành tự nhiên khác thì khoa học vật liệu là ứng dụng dựa trên nền tảng ngành Hóa. Song song với quá trình học tập, cô bạn cùng một lúc đảm đương nhiều công việc khác nhau như tham gia nghiên cứu và làm trợ giảng cho các thầy cô. Những bước đi này đã giúp Anh Đào không những tích lũy thêm nhiều kỹ năng quan trọng như khả năng quản lí thời gian, chịu áp lực cao, mà còn tạo điều kiện để cô gái bản lĩnh giành cú đúp học bổng Thạc sĩ (M2) tại 2 trường Đại học lớn của Pháp là Đại học Paris Cité và Đại học Toulouse III-Paul Sabatier.

chien-thuat-am-gan-5-ty-hoc-bong-cua-bong-hong-thep-truong-u1

Và bí quyết tạo nên “cơn mưa” học bổng

Để ứng tuyển học bổng, ngoài việc chuẩn bị tốt hồ sơ học thuật/nghiên cứu và tích lũy kỹ năng làm việc từ sớm, Anh Đào nhấn mạnh rằng: “Hãy chuẩn bị một tâm hồn đẹp. Tâm hồn đẹp ở đây là sự chân thành với những gì mình làm, luôn sẵn sàng và mạnh dạn lựa chọn thử thách bản thân khi có thể”. 

Trong các hồ sơ ứng tuyển học bổng của mình, Anh Đào đã nhắc đến kế hoạch “pay-it-forward” (tạm dịch: Trả ơn bằng cách cho đi) trong tương lai. Đào cho biết: “Tuổi thơ mình lớn lên ở một vùng quê của Quảng Ngãi – nơi không có nhiều tài nguyên và thường xuyên đối mặt với thiên tai. Vì thế, nhiều gia đình không đủ điều kiện cho con vào phổ thông hay đại học. Chứng kiến những điều đó, mình cảm thấy bản thân thật may mắn vì mặc dù điều kiện gia đình không dư dả nhưng bố mẹ vẫn hết lòng ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho mình theo học ở một ngôi trường quốc tế. Vậy nên, mình luôn kỳ vọng trong tương lai, mình sẽ trở thành giảng viên và tham gia các hoạt động dạy học tình nguyện cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn”. 

Khi chia sẻ về lý do ứng tuyển học bổng của trường Đại học Queen’s (Canada), Anh Đào cho biết bản thân có định hướng rõ ràng và đã lên kế hoạch tham gia nghiên cứu về lĩnh vực năng lượng tái tạo trong tương lai. Tại Queen’s, tham gia nghiên cứu về hệ thống xúc tác điện hóa cho phản ứng khử CO2 hứa hẹn mở ra cho Đào nhiều cơ hội tiếp xúc các công nghệ có thể áp dụng thực tiễn. Nhưng đặc biệt hơn cả, đối với một cô gái đã dành trọn 5 năm thanh xuân để tôi luyện bản thân ở USTH, việc chọn Queen’s còn có ý nghĩa quan trọng hơn. “Khi biết mình là sinh viên đầu tiên của USTH sang Queen’s (Canada), mình thấy được trách nhiệm và sự thử thách của “người tiên phong”. Đó là lí do mình chọn Canada thay vì các học bổng châu Âu khác” – Đào nhấn mạnh. 

Chúc Anh Đào sẽ gặt hái thêm nhiều thành công và tận hưởng những trải nghiệm tuyệt vời trên hành trình tiếp theo tại Canada nhé!

 

The post Chiến thuật ẵm gần 5 tỷ học bổng của “bông hồng thép” trường U appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/chien-thuat-am-gan-5-ty-hoc-bong-cua-bong-hong-thep-truong-u-16655/feed/ 0
Từ học viên trường sĩ quan không quân đến thực tập sinh lĩnh vực Vũ trụ và ứng dụng tại Việt Nam: câu chuyện thú vị của Bastien https://usth.edu.vn/tu-hoc-vien-truong-si-quan-khong-quan-den-thuc-tap-sinh-linh-vuc-vu-tru-va-ung-dung-tai-viet-nam-cau-chuyen-thu-vi-cua-bastien-16518/ https://usth.edu.vn/tu-hoc-vien-truong-si-quan-khong-quan-den-thuc-tap-sinh-linh-vuc-vu-tru-va-ung-dung-tai-viet-nam-cau-chuyen-thu-vi-cua-bastien-16518/#respond Wed, 17 May 2023 07:13:39 +0000 https://usth.edu.vn/?p=16518 Bastien là thực tập sinh người Pháp đang học tập và nghiên cứu tại Khoa Vũ trụ và Ứng dụng của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Tại Pháp, Bastien là học viên trường sĩ quan không quân và theo học chương trình kỹ sư tại trường Vũ trụ và Hàng […]

The post Từ học viên trường sĩ quan không quân đến thực tập sinh lĩnh vực Vũ trụ và ứng dụng tại Việt Nam: câu chuyện thú vị của Bastien appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Bastien là thực tập sinh người Pháp đang học tập và nghiên cứu tại Khoa Vũ trụ và Ứng dụng của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Tại Pháp, Bastien là học viên trường sĩ quan không quân và theo học chương trình kỹ sư tại trường Vũ trụ và Hàng không Pháp (EAE). Cùng tìm hiểu cơ duyên nào đã đưa Bastien đến với vị trí thực tập sinh tại USTH và Việt Nam với chủ đề về mô phỏng biến đổi khí hậu. 

Lý do nào đã thúc đẩy anh lựa chọn thực tập tại Việt Nam và USTH? 

Tôi học tại trường đào tạo sĩ quan cho lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp. Chương trình học của tôi gồm 3 mảng chính: huấn luyện quân sự và thể thao, huấn luyện bay và đào tạo học thuật. Đây là kỳ thực tập cuối khóa của mảng đào tạo học thuật, đồng thời cũng là kỳ thực tập cuối cùng trước khi tôi tốt nghiệp với tầm bằng kỹ sư do Cơ quan chứng nhận kỹ sư chuyên nghiệp Pháp công nhận. 

Trước đây, tôi luôn hứng thú với lĩnh vực mô phỏng và dự báo các hiện tượng xảy ra trong khí quyển. Do đó, khi tìm và lựa chọn đơn vị thực tập, tôi đã thấy rất ấn tượng với Khoa Vũ trụ và Ứng dụng của USTH, một địa chỉ đào tạo uy tín trong lĩnh vực này. Tôi chủ động liên hệ với PGS.TS. Ngô Đức Thành, Đồng trưởng Khoa để ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh và đã được chấp nhận. Tôi thật sự biết ơn thầy vì đã tạo điều kiện cho tôi đến với Việt Nam và đến với USTH. 

Một điểm nữa thu hút tôi khi lựa chọn USTH đó là vì Trường nằm ở Hà Nội, một thành phố sôi động nhưng vẫn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống. Tôi hy vọng rằng kỳ thực tập mở ra cho tôi một góc nhìn mới về châu Á, giúp tôi nâng cao khả năng tiếng Anh, đồng thời có thể gặp gỡ và làm quen với những người bạn mới. 

Bastien có thể chia sẻ với chúng tôi về một ngày làm việc tại Khoa Vũ trụ và Ứng dụng ở USTH? 

Một ngày làm việc của tôi thường bắt đầu từ 8 giờ sáng tại văn phòng Khoa. Vào buổi trưa, tôi sẽ ăn cùng sinh viên, giảng viên, cán bộ của Khoa. Đó là một khoảng thời gian tuyệt vời khi chúng tôi vừa thưởng thức những món ăn ngon, vừa trò chuyện để giao lưu văn hóa cũng như thắt chặt tình đoàn kết giữa các thành viên trong Khoa. Những giây phút bên cạnh các giảng viên và bạn bè trong các bữa ăn trưa làm tôi thêm yêu mến quãng thời gian thực tập tại USTH, khiến mỗi ngày đi làm là một ngày vui và đáng nhớ. Vào thứ 6 hàng tuần, chúng tôi sẽ có một buổi họp để các thành viên chia sẻ về tiến độ công việc. Theo tôi, những trao đổi chuyên môn như thế này rất quan trọng và bổ ích, tiếp thêm động lực để chúng tôi làm việc hiệu quả hơn. 

Anh nhận thấy bản thân đã học hỏi được điều gì thông qua kỳ thực tập này? 

Thực tập tại USTH quả thật là cơ hội tốt để tôi tiếp xúc với một nền văn hóa mới, nâng cao chuyên môn và bồi đắp thêm các kiến thức về khí tượng học. Tôi được làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam. Đi kèm với thách thức thì điều này cũng đem đến cho tôi nhiều trải nghiệm ý nghĩa để hoàn thiện, nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân. Tôi thấu hiểu vai trò quan trọng của động lực khí quyển đối với cuộc sống hàng ngày của con người, thêm trân trọng những phương pháp, công cụ các nhà khoa học đang dùng để thu thập và phân tích dữ liệu trong lĩnh vực này. 

Bastien gặp gỡ GS. Jean-Marc Lavest, Hiệu trưởng chính và PGS.TS. Đinh Thị Mai Thanh, Hiệu trưởng USTH

Vượt ra khỏi ranh giới của học thuật, kỳ thực tập còn giúp tôi phát triển bản thân ở nhiều khía cạnh như tư duy cởi mở khi tiếp xúc với những điều mới mẻ, nuôi dưỡng trí tò mò khám phá thế giới xung quanh và học cách thích nghi với môi trường mới. Tất cả đều vô cùng hữu ích với quá trình huấn luyện trở thành một sĩ quan quân đội, những người không chỉ sở hữu kỹ thuật chắc chắn mà còn phải có đầu óc phân tích nhanh nhạy, khả khăng thích nghi cao, cộng với tinh thần làm việc cởi mở trong môi trường quốc tế. 

Chính vì vậy, tôi rất trân trọng thời gian thực tập tại USTH và tin rằng những kiến thức, kỹ năng tích lũy được sẽ trở thành hành trang không thể thiếu, đồng hành cùng tôi trên con đường nghề nghiệp sắp tới. Là một học viên trường sĩ quan không quân, mục tiêu cuối cùng của tôi là trở thành phi công trong lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp. Cụ thể, tôi mong muốn trở thành một phi công tiêm kích. 

Bastien trao đổi cùng PGS.TS. Ngô Đức Thành, Đồng trưởng khoa Vũ trụ và Ứng dụng.

Anh có thể chia sẻ với chúng tôi những kỷ niệm ý nghĩa trong kỳ thực tập?  

Tôi thấy bản thân thật may mắn khi có được nhiều kỷ niệm đáng nhớ khi ở Việt Nam. Tôi đã đặt chân đến một số địa điểm tại Việt Nam, chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa xanh bát ngát, những bãi biển cát trắng nắng vàng và ngắm những vịnh biển trong xanh. Mỗi chuyến đi giống như một cuộc phiêu lưu, khám phá Việt Nam. Quốc gia của các bạn không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn là một đất nước giàu truyền thống văn hóa với những người dân hiếu khách, thân thiện và nền ẩm thực tuyệt vời. Với tôi, kỳ thực tập tại Việt Nam là một trải nghiệm độc đáo và khó quên. 

Anh có những lời khuyên nào cho những bạn mong muốn theo đuổi con đường trở thành phi công trong tương lai? 

Có nhiều con đường để bạn có thể trở thành một phi công. Tôi đã hoàn thành chương trình THPT và các khóa học dự bị đại học tại trường trung học Vaugelas tại Chambéry và trường trung học Parc tại Lyon trước khi tham gia kỳ thi tuyển sinh đầu vào và nhập học tại trường Vũ trụ và Hàng không Pháp. Theo tôi, để đạt được mục tiêu, bạn cần có sự tự tin, ý chí và niềm tin vững chắc rằng mình có thể đạt được mục tiêu đó, đồng thời nỗ lực không ngừng để biến mục tiêu đề ra thành hiện thực. 

The post Từ học viên trường sĩ quan không quân đến thực tập sinh lĩnh vực Vũ trụ và ứng dụng tại Việt Nam: câu chuyện thú vị của Bastien appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/tu-hoc-vien-truong-si-quan-khong-quan-den-thuc-tap-sinh-linh-vuc-vu-tru-va-ung-dung-tai-viet-nam-cau-chuyen-thu-vi-cua-bastien-16518/feed/ 0
Chinh phục học bổng danh giá nhất của Pháp bằng niềm đam mê khoa học vũ trụ https://usth.edu.vn/chinh-phuc-hoc-bong-danh-gia-nhat-cua-phap-bang-niem-dam-me-khoa-hoc-vu-tru-16500/ https://usth.edu.vn/chinh-phuc-hoc-bong-danh-gia-nhat-cua-phap-bang-niem-dam-me-khoa-hoc-vu-tru-16500/#respond Mon, 15 May 2023 04:35:34 +0000 https://usth.edu.vn/?p=16500 Trần Hoàng Việt – cựu sinh viên khóa 10 và hiện là học viên thạc sĩ ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh của USTH – đã xuất sắc giành học bổng Excellence của Đại sứ quán Pháp năm nay dành cho chương trình Thạc sĩ (M2) tại Pháp. Đây là kết […]

The post Chinh phục học bổng danh giá nhất của Pháp bằng niềm đam mê khoa học vũ trụ appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Trần Hoàng Việt – cựu sinh viên khóa 10 và hiện là học viên thạc sĩ ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh của USTH – đã xuất sắc giành học bổng Excellence của Đại sứ quán Pháp năm nay dành cho chương trình Thạc sĩ (M2) tại Pháp. Đây là kết quả xứng đáng cho chàng sinh viên luôn kiên định với mục tiêu học thứ mình thích và làm điều mình muốn. Mời các bạn cùng gặp gỡ và lắng nghe câu chuyện thú vị của Hoàng Việt trong bài viết dưới đây nhé!

Cơ duyên nào khiến Hoàng Việt lựa chọn ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh?

Từ nhỏ, mình đã có đam mê về khoa học vũ trụ qua những cuốn sách như “Lược sử thời gian”, “Vũ trụ qua vỏ hạt dẻ”, hay sau này là những video, phim tài liệu về không gian. Chúng mang đến những kiến thức thú vị và bổ ích, tuy nhiên lại khiến mình cảm thấy “không chuyên” với việc tiếp xúc khoa học theo cách này. Những dạng khoa học này có phần hơi “ăn liền”, bỏ qua hoặc giải quyết nhanh chóng, đốt cháy giai đoạn với rất nhiều những nền tảng quan trọng, những chi tiết về mặt toán học hay vật lý học của vấn đề. 

Tất nhiên, để tiếp cận đối tượng khán giả rộng hơn, những cuốn sách hay phim tài liệu buộc phải làm những điều như vậy. Nhưng nó vẫn khiến mình cảm thấy có chút không “thỏa mãn”. Từ đó, mình luôn mong muốn được tiếp cận một cách chuyên nghiệp hơn, thông qua đào tạo, đi từ gốc rễ của vấn đề lên. Vì vậy, mình bắt đầu đi tìm kiếm một nơi để được học bài bản về khoa học Vũ trụ.

Và hành trình tìm kiếm bắt đầu. Nó không hề dễ dàng vì thời điểm đó, ở Việt Nam, ngành này còn khá mới mẻ và có rất ít cơ sở đào tạo. May mắn là mình được người quen giới thiệu về USTH. Khi biết USTH có ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh, mình vừa bất ngờ, vừa hưng phấn vì đã tìm được chính xác bệ phóng cho giấc mơ theo đuổi lĩnh vực mình yêu thích.

Khi học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh, Việt thấy có những điểm gì đặc biệt?

Không phải ngẫu nhiên mà sau khi tốt nghiệp cử nhân, mình vẫn tiếp tục lựa chọn học Thạc sĩ tại USTH. Bởi lẽ, mình thấy chương trình ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh có nhiều ưu thế nổi bật.

Đầu tiên là về chương trình đào tạo. Là một sinh viên theo học cả 2 bậc cử nhân và Thạc sĩ, mình đánh giá cao chất lượng chương trình. Trước khi quyết định học tiếp chương trình Thạc sĩ của USTH, mình đã nghiên cứu khá nhiều nơi (chủ yếu là ở nước ngoài) và dự định ứng tuyển vào một số trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập, mình đã thảo luận rất nhiều với thầy hướng dẫn PGS. TS. Guillaume Patanchon – Trưởng khoa, khoa Vũ trụ và Ứng dụng (SA). Đồng thời, mình dành thời gian để tìm hiểu kỹ chương trình cũng như trao đổi với các anh chị khóa trước và quyết định tiếp tục ở lại đây. Lý do đơn giản là vì mình nhận thấy chương trình Thạc sĩ ngành Vũ trụ tại USTH không thực sự quá khác biệt so với chương trình ở các trường hàng đầu trên thế giới đang đào tạo trong lĩnh vực này, cả về môn học lẫn cơ cấu tổ chức giảng dạy. 

Trần Hoàng Việt trong phòng thực hành khoa SA

Thứ hai, về chất lượng giảng viên. Bên cạnh đội ngũ giảng viên của khoa SA 100% đều có trình độ Tiến sĩ trở lên và được đào tạo bài bản ở nước ngoài, mình còn có cơ hội được học tập, tiếp xúc với rất nhiều giáo sư, tiến sĩ từ các viện nghiên cứu, các trường đại học danh tiếng trên thế giới. 

Thêm nữa, khoa SA có mối quan hệ hợp tác sâu rộng với các trường Đại học, Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực vũ trụ, vệ tinh. Mạng lưới đối tác của khoa trải khắp cả nước cũng như có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, … Do đó, sinh viên ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh có thể dễ dàng tìm được những cơ hội thực tập và việc làm ở trong và ngoài nước.   

Khi nhắc đến ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh, một trong những câu hỏi lớn nhất mà mọi người thường đặt ra, đó là “tốt nghiệp xong thì làm gì?”.  Việt có thể chia sẻ suy nghĩ về câu hỏi này không?

Đây chính là câu hỏi mình thường xuyên nhận được từ bạn bè, người thân hay từ chính bản thân. Thực ra, nó không đơn thuần là câu hỏi mà còn là sự lo lắng rất lớn với những ai có niềm đam mê với khoa học vũ trụ. Bởi lẽ, ngành này còn khá mới và không hề phổ biến tại Việt Nam, khiến cho việc tìm hiểu về cơ hội phát triển, hướng đi và việc làm trở nên thách thức hơn. Tuy nhiên, nếu sẵn sàng bỏ thời gian, công sức cộng thêm đam mê thì cơ hội luôn rộng mở cho tất cả. 

Như đã chia sẻ ở trên, việc khoa SA có nhiều đối tác là các đơn vị trong ngành cộng với kinh nghiệm có được từ kỳ thực tập cuối khóa, sẽ giúp sinh viên tìm được việc làm dễ dàng hơn rất nhiều. Hơn nữa, ngành Vũ trụ đang là xu thế ở các nước phát triển, kết hợp với sự hội nhập quốc tế của Việt Nam, con đường cho các bạn sinh viên muốn ra nước ngoài học tập và làm việc là rất rộng mở. Đối với các bạn muốn làm việc tại Việt Nam, cũng có khá nhiều các cơ sở, các viện nghiên cứu trong nước để bạn ứng tuyển như Viện Hàng không Vũ trụ Viettel, Trung tâm Vũ Trụ Quốc gia Việt Nam VNSC, Viện Khoa học và Công nghệ Vũ trụ STI, Các Công ty, Cơ quan sử dụng và phát triển các ứng dụng Viễn thám, Vệ tinh, v.v.

Như cá nhân mình, mình đang hướng đến phân nhánh Cosmology (Vũ trụ học) trong Vật lý thiên văn. Đây là một trong những hướng được tập trung nghiên cứu rất nhiều ở thời điểm hiện tại. Các tổ chức như Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) hay Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) liên tục triển khai những dự án phục vụ cho mảng này. Trong kì thực tập vừa rồi, mình được tham gia dự án LiteBIRD – dự án hợp tác khá dài hơi của ESA và JAXA nghiên cứu về bức xạ nền. Điều này giúp mình nâng cao năng lực chuyên môn và tích lũy kỹ năng công việc. Đồng thời, nó cũng mang đến cho mình cái nhìn rộng mở hơn về thị trường việc làm và định hướng công việc trong tương lai.

Trần Hoàng Việt trong kỳ thực tập tại Pháp

Trong quá trình học, năm nào Việt cũng giành được học bổng của USTH. Mong bạn có thể chia sẻ nhiều hơn về phương pháp học tập hiệu quả của mình?

Năm đầu tiên là năm đại cương. Có những môn là thế mạnh của các bạn ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh như Toán, Lý và Tin. Song song với đó, cũng có những môn không phải sở trường của chúng mình như Hóa và Sinh. Vì vậy, phương pháp tốt nhất để vượt qua những môn học này là nhờ đến sự giúp đỡ của các bạn khoa khác do chúng mình được học chung với nhau. 

Đến năm 2 và 3, sinh viên bắt đầu học chuyên ngành. Đa phần các môn học không quá thách thức và rất ít khi phải lo tới chuyện thi lại hay trượt môn. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt thì nên có sự tập trung cao độ vì khối lượng kiến thức cần thu nạp không hề nhỏ; chưa kể là các môn trong 2 năm này sẽ trải rộng trên khá nhiều lĩnh vực, do khoa có tới 3 hướng phát triển (Quan sát trái đất và Mô hình hóa, Vật lý thiên văn và công nghệ vệ tinh). Lời khuyên cho các bạn là đừng ngần ngại giao tiếp! Bạn bè cùng lớp, giảng viên và sinh viên khóa trước, … sẽ là “cứu tinh” của bạn nếu gặp bất cứ khó khăn hay thắc mắc trong quá trình học tập. 

Ngoài ra, các bạn nên làm quen với các ngôn ngữ lập trình (cụ thể là python và matlab) do trong chương trình học của ngành học rất nhiều. Đồng thời, hãy “kết thân” với Latex vì đây là công cụ hữu hiệu giúp bạn luyện tập viết báo cáo, luận văn (bạn có thể tham khảo website Overleaf). Còn kha khá các công cụ và website rất hay khác, phục vụ cho mục đích nghiên cứu nhưng cần kiến thức sâu hơn để sử dụng mà các giảng viên sẽ giới thiệu dần trong chương trình học. Hy vọng đây là những tips giúp các bạn “dễ thở” hơn khi lựa chọn học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh nói riêng và USTH nói chung.

Cảm ơn Việt đã chia sẻ và chúc bạn sẽ có hành trình học tập, nghiên cứu tuyệt vời tiếp theo ở nước Pháp xinh đẹp!

The post Chinh phục học bổng danh giá nhất của Pháp bằng niềm đam mê khoa học vũ trụ appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/chinh-phuc-hoc-bong-danh-gia-nhat-cua-phap-bang-niem-dam-me-khoa-hoc-vu-tru-16500/feed/ 0
Hành trình đạt học bổng Erasmus Mundus của nữ sinh viên năm cuối đại học https://usth.edu.vn/hanh-trinh-dat-hoc-bong-erasmus-mundus-cua-nu-sinh-vien-nam-cuoi-dai-hoc-16483/ https://usth.edu.vn/hanh-trinh-dat-hoc-bong-erasmus-mundus-cua-nu-sinh-vien-nam-cuoi-dai-hoc-16483/#respond Wed, 10 May 2023 07:17:27 +0000 https://usth.edu.vn/?p=16483 Nhờ nỗ lực, Lê Tú Anh – sinh viên ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã xuất sắc giành được học bổng Erasmus Mundus để theo học thạc sĩ tại các nước Liên minh châu Âu. Erasmus Mundus là […]

The post Hành trình đạt học bổng Erasmus Mundus của nữ sinh viên năm cuối đại học appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Nhờ nỗ lực, Lê Tú Anh – sinh viên ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã xuất sắc giành được học bổng Erasmus Mundus để theo học thạc sĩ tại các nước Liên minh châu Âu.

Erasmus Mundus là chương trình học bổng giúp các sinh viên có thể theo học thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại ít nhất 2-3 nước thuộc khối Liên minh châu Âu.

Để vượt qua hàng nghìn thí sinh và giành được học bổng, Tú Anh chia sẻ, cô phải vượt qua nhiều áp lực, nỗ lực không ngừng để có được thành quả như ngày hôm nay.

Tú Anh tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) (Ảnh: USTH).

Nỗ lực vượt qua những áp lực từ chính mình

Từ những năm học cấp 3, Tú Anh đã yêu thích các môn khoa học tự nhiên như vật lý và toán học. Cô ngưỡng mộ sự sáng tạo của các nhà khoa học trong việc biến sự hiếu kỳ về thế giới tự nhiên thành những phát minh hữu ích cho con người. Theo thời gian, “ngọn lửa” say mê khoa học được thắp lên trong Tú Anh và trở thành động lực để cô lựa chọn ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano tại USTH.

Tú Anh cảm thấy choáng ngợp bởi các bạn học xung quanh đều xuất phát từ trường chuyên và sở hữu nhiều giải thưởng. Từ đó, Tú Anh thường xuyên so sánh bản thân với những người xung quanh và tự đặt ra áp lực, cố gắng để không thua kém.

Tuy nhiên, theo Tú Anh, vì luôn dùng thành tích của các bạn để làm thước đo cho mình khiến cô rơi vào tình trạng quá tải.

“Mình cho rằng giỏi không phải là yếu tố duy nhất để trở thành nhà khoa học. Mỗi người phải biết cân bằng việc học, công việc, chăm sóc sức khỏe, dành thời gian cho gia đình”, Tú Anh nói.

Tú Anh cho rằng, cần học cách cố gắng nhưng không áp đặt bản thân, cho phép mình nghỉ ngơi khi mệt mỏi, căng thẳng và chấp nhận những điểm số không hoàn hảo. Giữ vững tâm niệm “yêu thích khoa học là đam mê, không phải gánh nặng” là điều mà cô hướng tới và cũng muốn nhắn nhủ đến các bạn có chung tình yêu với khoa học.

Tú Anh thực hành trong phòng thí nghiệm của USTH (Ảnh: USTH).

Được “tiếp lửa” dưới mái nhà USTH 

Môi trường đào tạo và học tập tại USTH là bệ phóng giúp Tú Anh thêm vững bước trên con đường theo đuổi khoa học.

Tú Anh chia sẻ, cô may mắn gặp được những người thầy, người cô tâm huyết, sẵn sàng dành thời gian hỗ trợ sinh viên dù bận rộn.

Cùng với đó, sự giúp đỡ nhiệt tình từ bạn cùng lớp, anh chị khóa trên đã giúp cô bứt phá ranh giới của chính mình và đạt thành tích tốt trong học tập.

“Em cố gắng trong mỗi bài tập được giao, tận dụng những ngày không có tiết học và cả cuối tuần đến phòng thí nghiệm thực hành để trau dồi kinh nghiệm làm việc thực tế”, Tú Anh cho hay.

Không gắn với hình ảnh “mọt sách”, Tú Anh còn tích cực tham gia xây dựng câu lạc bộ Learning Support nhằm giúp đỡ các bạn sinh viên năm nhất trong việc học cũng như cổ vũ phong trào học tập trong trường.

Với thành tích học tập nổi trội cùng sự năng nổ, chăm chỉ, cô xuất sắc giành được nhiều giấy khen và học bổng như giấy khen đoàn viên xuất sắc, giấy khen Hiệu trưởng USTH, học bổng Odon Vallet, học bổng khuyến khích học tập USTH và học bổng thực tập tại Đại học Paris Cité, Pháp.

Tú Anh (hàng trên, thứ hai từ trái qua) cùng các bạn trong câu lạc bộ Learning Support (Ảnh: NVCC).

“Hái quả ngọt” sau bao cố gắng 

Vượt qua hàng nghìn ứng viên, Tú Anh trở thành chủ nhân của học bổng Erasmus Mundus để theo học chương trình thạc sĩ tại Đại học KU Leuven (Bỉ) và Đại học Kỹ thuật Dresden (Đức) khi còn đến 5 tháng nữa mới tốt nghiệp đại học.

Tú Anh cho biết, việc được phát triển dưới môi trường nhiều cơ hội như USTH đã chắp cánh cho ước mơ của bản thân. Tú Anh học bằng tiếng Anh, tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, cập nhật và tích lũy kinh nghiệm qua hoạt động thực hành, nghiên cứu phong phú.

Tú Anh trong chuyến thực tập tại Pháp (Ảnh: NVCC).

Theo Tú Anh, việc lên kế hoạch và chuẩn bị từ sớm rất quan trọng. Chọn chương trình học, chọn trường có lab nghiên cứu phù hợp và giảng viên tốt cần thời gian tìm hiểu kỹ. Do đó, từ năm thứ 2, cô đã bắt đầu quá trình này và đầu tư thời gian để hoàn thiện CV, thư bày tỏ nguyện vọng và xin thư giới thiệu từ thầy cô.

“Muốn trở thành ứng viên sáng giá, bạn cần làm nổi bật được ưu điểm của bản thân và chứng minh được sự phù hợp của mình với chương trình muốn ứng tuyển. Đặt mục tiêu rõ ràng, không phủ nhận bản thân, cố gắng hết sức thì kết quả đạt được luôn là câu trả lời xứng đáng nhất dành cho bạn”, Tú Anh chia sẻ.

 

The post Hành trình đạt học bổng Erasmus Mundus của nữ sinh viên năm cuối đại học appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/hanh-trinh-dat-hoc-bong-erasmus-mundus-cua-nu-sinh-vien-nam-cuoi-dai-hoc-16483/feed/ 0
“Sự chủ động và kiên trì là hành trang quý báu tôi nhận được từ USTH.” https://usth.edu.vn/su-chu-dong-va-kien-tri-la-hanh-trang-quy-bau-toi-nhan-duoc-tu-usth-16189/ https://usth.edu.vn/su-chu-dong-va-kien-tri-la-hanh-trang-quy-bau-toi-nhan-duoc-tu-usth-16189/#respond Thu, 13 Apr 2023 07:12:40 +0000 https://usth.edu.vn/?p=16189 Từng là học viên chương trình thạc sĩ ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano, tháng 3 vừa qua, Nguyễn Thị Lệ, kỹ sư cao cấp tại Bộ phận R&D của Công ty BoViet đã trở về trường với tư cách giảng viên mời từ doanh nghiệp để giảng dạy tại […]

The post “Sự chủ động và kiên trì là hành trang quý báu tôi nhận được từ USTH.” appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Từng là học viên chương trình thạc sĩ ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano, tháng 3 vừa qua, Nguyễn Thị Lệ, kỹ sư cao cấp tại Bộ phận R&D của Công ty BoViet đã trở về trường với tư cách giảng viên mời từ doanh nghiệp để giảng dạy tại Trường. Cô gái nhỏ nhắn với nụ cười tươi tắn đã vượt qua nhiều thử thách để có được những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp như ngày hôm nay.

Đối mặt với thử thách 

Nguyễn Thị Lệ hoàn thành chương trình đại học tại Đại học Khoa học Thái Nguyên. Với kết quả học tập xuất sắc, Lệ được trường giữ lại trở thành giảng viên tạo nguồn. Thầy Trưởng khoa nơi Lệ công tác đã định hướng cô theo học chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano của USTH. Lệ chia sẻ: “Thầy đánh giá cao môi trường học tập của USTH nơi sinh viên được học bằng tiếng Anh và có cơ hội học tập dưới sự giảng dạy của các nhà khoa học quốc tế, nên đã giới thiệu và động viên mình theo học tại đây.”

Bước vào chương trình học thạc sĩ của USTH, Lệ đối mặt với không ít thử thách. Đầu tiên đến từ trở ngại về ngoại ngữ. Lệ tâm sự: “Mình đến từ Bắc Giang, một thành phố nhỏ nên không có điều kiện học tiếng Anh từ sớm. Nhờ khóa học bổ trợ, mình có thể cải thiện phần nào trình độ ngoại ngữ để bắt đầu nhịp học mới.”

Mặc dù vậy, thời gian đầu học chuyên ngành bằng tiếng Anh, Lệ có cảm giác như bước vào một cuộc “phiêu lưu mạo hiểm” với những thuật ngữ phức tạp. Lệ tự nhủ với bản thân phải kiên trì, nỗ lực mỗi ngày. Bên cạnh đó, các thầy cô giáo người nước ngoài luôn đồng cảm và hỗ trợ học viên nhiệt tình. Thầy cô tìm các cách giải thích dễ hiểu, thậm chí dùng cả ngôn ngữ cơ thể, dành thời gian nhiều hơn để giảng giải cho học viên các vấn đề đang vướng mắc. Nhờ vậy, sau học kỳ đầu tiên, Lệ đã vượt qua được rào cản ngoại ngữ trong mỗi tiết học. 

Thử thách tiếp theo đến từ các môn chuyên ngành. Cụ thể chương trình năm đầu có các môn về Vật lý như Vật lý chất rắn, Thuyết lượng tử. Lệ học ngành Công nghệ Sinh học ở đại học nên thế mạnh của cô nàng không phải môn Vật lý. Do đó, Lệ gặp khó khăn khi tiếp thu các kiến thức trên lớp. Muốn bắt kịp với các bạn trong lớp, cô nàng buộc phải cố gắng gấp nhiều lần. Tự học, tự nghiên cứu tài liệu liên quan bằng tiếng Việt và tiếng Anh là phương pháp Lệ áp dụng để khắc phục những “lỗ hổng” về kiến thức. 

Lệ cho rằng quãng thời gian học tập tại USTH đã rèn luyện cho cô nàng sự kiên trì và tính chủ động – hành trang quý báu theo Lệ trên mỗi chặng đường sự nghiệp sau này. 

Trải nghiệm đáng nhớ 

Đến năm thứ 2 chương trình thạc sĩ, Lệ có cơ hội đi thực tập tại Đại học Aix Marseille, Pháp. Cô nàng chia sẻ: “Lần đầu tiên, mình được ra nước ngoài và làm việc trong một môi trường quốc tế với các bạn đến từ nhiều quốc gia đến thế. Đó thực sự là một kỷ niệm khó quên, đã đem đến cho mình một trải nghiệm đáng nhớ.” 

Lệ  hoàn toàn bất ngờ với phong cách và tiến độ làm việc của các sinh viên, nghiên cứu sinh trong lab mà cô nàng thực tập. “Họ rất chủ động và không ngần ngại ở lại đến tối muộn để hoàn thành công việc của mình.” 

Mặc dù vậy, nhờ những kỹ năng bồi dưỡng được ở USTH từ tiếng Anh đến các khả năng làm việc độc lập hay theo nhóm, Lệ nhanh chóng thích nghi hòa nhập với môi trường mới và bắt kịp với các thành viên khác trong nhóm. 

Lệ chụp ảnh tại nơi làm việc, công ty Boviet 

Bước ngoặt sự nghiệp 

Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, một bước ngoặt sự nghiệp đã đến với Lệ khi cô nàng quyết định nhận lời mời làm việc cho Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm (R&D) của Công ty BoViet, một trong những công ty sản xuất pin mặt trời đầu tiên tại Việt Nam. Lệ chia sẻ: “Ban đầu, mình chỉ mang theo tâm lý tò mò, muốn thử sức bản thân khi tham gia phỏng vấn tại công ty. Nhưng không ngờ, trong buổi phỏng vấn, mình đã được gặp gỡ với TS. Chung-Han Wu, nguyên Giám đốc kỹ thuật, phụ trách R&D Công ty BoViet, một người có chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực Khoa học Vật liệu. Mình đã bị thuyết phục và quyết định chuyển hướng công tác.” 

Lệ cho biết cô nàng gắn bó với Bộ phận R&D tại BoViet đến nay đã được hơn 7 năm. Bắt đầu từ vị trí trợ lý kỹ sư với nhiều bỡ ngỡ, Lệ dần được đề bạt lên các vị trí cao hơn như kỹ sư, kỹ sư cao cấp và hiện tại là quản lý. 

Theo Lệ, một kỹ sư R&D có nhiều điểm giống với nhà nghiên cứu trong môi trường học thuật. Cụ thể tại Boviet, Lệ cùng với các đồng nghiệp tham gia vào quá trình nghiên cứu, chế tạo nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành các tấm pin mặt trời. Họ cũng sẽ nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các công nghệ mới trên thế giới và tiến hành làm các thí nghiệm. Tuy nhiên, thay vì triển khai ở lab như tại các trường đại học hay viện nghiên cứu, kỹ sư R&D sẽ làm trực tiếp trên dây chuyền sản xuất với quy mô tăng dần hướng tới chuyển giao công nghệ để sản xuất đại trà. 

“Môi trường làm việc tại doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải có kỹ năng làm việc linh hoạt. Bạn vừa phải tự chủ động lên kế hoạch công việc cho bản thân, lại phải biết phối hợp với các thành viên khác ở trong nhóm. Ví dụ như ở Bộ phận R&D tại BoViet có 20 thành viên, mỗi người phụ trách một công đoạn. Mỗi một dự án thành công là kết quả của sự phối kết hợp của từng đó thành viên và sự nỗ lực của từng cá nhân.” Lệ chia sẻ. 

Lệ giới thiệu về quy trình sản xuất của Công ty Boviet cho sinh viên USTH.

Cô nàng cũng trải lòng về những hy sinh thầm lặng của những kỹ sư R&D đằng sau mỗi dự án: “Mỗi thí nghiệm để thành công có thể phải trải qua hàng trăm, hàng nghìn lần thất bại. Để kịp tiến độ, có khi mình phải làm việc đến 12h đêm hay thậm chí phải thức thâu đêm để trông thí nghiệm.” Dù vất vả nhưng được chứng kiến thành quả của bản thân, hiện hữu trên mỗi sản phẩm khiến Lệ cảm thấy hạnh phúc và tự hào. 

Tháng 3 vừa qua, Lệ được BoViet cử sang USTH với tư cách giảng viên mời để giảng dạy trong chương trình Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano trình độ đại học. Trở về trường trên cương vị mới, Lệ hy vọng các bạn sinh viên sẽ tích lũy được kiến thức bổ ích sau mỗi bài giảng của mình và cũng mong chờ được đón thêm nhiều sinh viên của trường đến BoViet thực tập và làm việc trong Bộ phận R&D. 

Công ty BoViet là một trong năm công ty do Tập đoàn Boway Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam. Công ty chú trọng nghiên cứu, sản xuất chip đơn tinh thể, chip đa tinh thể, tổ kiện năng lượng mặt trời, các sản phẩm điện tử quang điện năng lượng mặt trời mới, chủ yếu dùng trong gia đình, công nghiệp và các trạm điện lớn. Từ năm 2016, Boviet đã trở thành đối tác thân thiết của USTH, không chỉ cử kỹ sư tham gia giảng dạy tại Trường mà còn tuyển dụng nhiều sinh viên đến thực tập, làm việc.

 

The post “Sự chủ động và kiên trì là hành trang quý báu tôi nhận được từ USTH.” appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/su-chu-dong-va-kien-tri-la-hanh-trang-quy-bau-toi-nhan-duoc-tu-usth-16189/feed/ 0