Tin tức Khoa Vũ trụ và Ứng dụng https://usth.edu.vn/khoa-trung-tam/khoa-vu-tru-va-ung-dung/tin-tuc-khoa-vu-tru-va-ung-dung/ Mon, 01 Apr 2024 03:12:04 +0000 vi hourly 1 Thêm một nam sinh ngành Vũ trụ nhận học bổng Tiến sĩ toàn phần du học Mỹ https://usth.edu.vn/them-mot-nam-sinh-nganh-vu-tru-nhan-hoc-bong-tien-si-du-hoc-my-19897/ https://usth.edu.vn/them-mot-nam-sinh-nganh-vu-tru-nhan-hoc-bong-tien-si-du-hoc-my-19897/#respond Mon, 01 Apr 2024 02:01:02 +0000 https://usth.edu.vn/?p=19897 Tiếp nối “giấc mơ Mỹ” của nhiều thế hệ sinh viên ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh (USTH), Lương Minh Khánh – cựu sinh viên khóa 10 – đã giành học bổng toàn phần chương trình Tiến sĩ tại Indiana University Bloomington (Mỹ). Cùng lắng nghe những chia sẻ thú vị […]

The post Thêm một nam sinh ngành Vũ trụ nhận học bổng Tiến sĩ toàn phần du học Mỹ appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Tiếp nối “giấc mơ Mỹ” của nhiều thế hệ sinh viên ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh (USTH), Lương Minh Khánh – cựu sinh viên khóa 10 – đã giành học bổng toàn phần chương trình Tiến sĩ tại Indiana University Bloomington (Mỹ). Cùng lắng nghe những chia sẻ thú vị của Minh Khánh trong bài viết dưới đây.

Chuyến “thám hiểm” trường U và những cuộc gặp gỡ đặc biệt

Những bí ẩn trong không gian vũ trụ bao la luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ với nhiều bạn trẻ ưa thích khám phá khoa học như Lương Minh Khánh. Vì vậy, khi biết đến USTH và đặc biệt là ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh qua sự giới thiệu của thầy giáo chủ nhiệm cấp 3, Minh Khánh đã ấp ủ dự định riêng cho bản thân. 

Cậu bạn bắt đầu hành trình khám phá USTH bằng việc chủ động liên hệ Phòng tuyển sinh để tìm hiểu thông tin và bày tỏ mong muốn được đến tham quan trực tiếp ngôi trường mơ ước. Tại đây, Minh Khánh không những có cơ hội “mắt thấy, tai nghe” về sự đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến của USTH mà còn hoàn toàn bị chinh phục bởi cuộc gặp gỡ tình cờ với PGS. TS. Ngô Đức Thành – trưởng khoa, khoa Vũ trụ và Ứng dụng cùng các giảng viên trong khoa. 

“Cách nói chuyện nhã nhặn nhưng vẫn tràn đầy năng lượng của các thầy đã khiến mình thực sự ấn tượng. Mình cảm nhận được một môi trường đào tạo, nghiên cứu với toàn những con người tài năng và giàu nhiệt huyết. Đồng thời, câu chuyện về sự liêm chính trong giáo dục tại ngôi trường này đã thuyết phục cả mình và gia đình quyết tâm chọn ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh – USTH. Và đó cũng chính xác là những gì mình được trải nghiệm và “kiểm chứng” trong suốt thời gian học tập tại đây” – Minh Khánh bộc bạch.

3 năm học ở USTH, Minh Khánh không chỉ gặp gỡ những người thầy tuyệt vời, được tiếp xúc với nhiều giáo sư người Pháp sang giảng dạy/ chia sẻ, mà còn có được những người bạn thân cùng chung chí hướng. Minh Khánh cho biết: “Bạn bè mình đều giỏi giang và giành được học bổng cao học danh giá ở nước ngoài”.

Minh Khánh trong một buổi liên hoan cùng giảng viên và nhóm bạn tại USTH

Cơ duyên tới Mỹ

Tại khoa Vũ trụ và Ứng dụng, các giảng viên luôn dành sự quan tâm, ưu ái đặc biệt cho sinh viên. Với mạng lưới hợp tác sâu rộng trong và ngoài nước, khoa luôn tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên có cơ hội nối dài sự nghiệp học tập, nghiên cứu ở nước ngoài như Pháp, Mỹ, Nhật Bản, … Minh Khánh chính là một ví dụ điển hình. Qua sự giới thiệu của thầy Thành – trưởng khoa, cậu bạn đã có cơ duyên vươn xa đến nửa kia bán cầu. Minh Khánh tâm sự: “Thầy Thành giới thiệu cho mình 1 người bạn của thầy – 1 giáo sư bên Mỹ đang rất cần sinh viên tham gia nghiên cứu, nên động viên mình thử sức và hỗ trợ mình rất nhiều trong quá trình ứng tuyển”

Khi được hỏi về kinh nghiệm giành học bổng toàn phần chương trình Tiến sĩ của Indiana University Bloomington, cậu bạn vui vẻ đáp: “Ở Mỹ, họ rất coi trọng Statement of purpose (tạm dịch: bài luận thể hiện mục đích học tập, nghiên cứu). Bạn càng thể hiện động lực và sự cam kết mạnh mẽ bao nhiêu, bạn càng ghi điểm bấy nhiêu. Do đó, mình chăm chút rất kỹ lưỡng cho bài luận này và cũng chỉ quyết tâm đăng ký duy nhất vào Indiana University Bloomington. Thật may mắn, mình đã được nhận luôn”. 

Lương Minh Khánh hiện đang học tập và sinh sống tại Bloomington, Indiana (Mỹ)

Chương trình ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh (USTH) đòi hỏi nền tảng tốt về toán học và vật lý. Đồng thời, nó cũng trang bị cho người học hàm lượng kiến thức, kỹ năng chuyên môn đủ nhiều, rộng và sâu bằng hàng loạt dự án nghiên cứu, thí nghiệm thực tiễn cùng những giáo trình tiên tiến và liên tục được cập nhật. “Vì thế, mình có thể tự tin trong lĩnh vực vũ trụ và những ngành khoa học liên quan. Thậm chí, khi theo học tại Mỹ, mình vẫn ứng dụng kiến thức này để hoàn thành tốt các môn học trong mảng Khoa học khí quyển. Bên cạnh đó, kiến thức về lập trình python cũng giúp mình nhanh chóng thích ứng với công việc nghiên cứu” – Minh Khánh nhận định. 

Tại Indiana University Bloomington, Minh Khánh tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về bão bằng cách sử dụng các thuật toán học máy (Machine learning). Minh Khánh cho biết: “Quê ngoại mình ở Nghệ An – một vùng đất thường xuyên chịu thiệt hại vì bão lũ. Đây cũng là động lực chính thôi thúc mình theo đuổi đề tài về bão. Mình mong muốn ứng dụng những kiến thức khoa học góp phần “xoa dịu tổn thương” cho mảnh đất quê hương xứ Nghệ nói riêng và nhiều vùng miền hứng chịu bão lũ khác của Việt Nam nói chung”. 

Minh Khánh tin rằng: “Với ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh, cơ hội thăng tiến trong học thuật là không biên giới, không quốc gia. Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực này như VEGAStar, VNSC, … Nhưng dù bạn ở đâu, miễn là bạn giỏi và có đam mê, bạn vẫn có thể giành được những cơ hội tốt. Riêng mình, mình mong sau khi hoàn thành sự nghiệp học tập sẽ trở lại cống hiến cho đất nước”.

Trải nghiệm ở xứ sở cờ hoa

Việt Nam đứng thứ 5 về số sinh viên quốc tế tại Mỹ (Theo báo cáo thường niên Open Doors 2023 của Viện Giáo dục quốc tế Mỹ (IIE)). Đây cũng là điểm đến yêu thích của nhiều sinh viên của USTH, đặc biệt là những bạn trẻ ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh như Lương Minh Khánh. 

Sau một thời gian làm nghiên cứu sinh tại xứ sở cờ hoa, Minh Khánh đã chia sẻ về các khoản chi phí để học tập và sinh hoạt ở Bloomington, Indiana (Mỹ). 

Cụ thể:

  • Về nhà ở: chi phí thuê nhà ở đây khá hợp lý, ~400 – 1.200 USD/ tháng (đã bao gồm điện, nước, Internet). Theo Khánh, chọn các trường trong “College town” thì tiền nhà sẽ rẻ hơn nhiều.
  • Về sinh hoạt: Sinh hoạt phí tại đây cao hơn so với các bạn chọn du học Pháp hay các nước châu Âu khác. Vì thế, Minh Khánh thường tự nấu ăn với khoản chi từ 70 – 80 USD/ tuần. Thậm chí, nếu tiết kiệm hơn nữa thì sẽ chỉ mất khoảng 40 USD/ tuần. Khánh cho biết: “Ở Mỹ có văn hoá tiền tip. Bạn mua đồ gì cũng nhớ +10 đến 20% vào nhé. Mỗi bang có chính sách thuế khác nhau (tính sau khi mua hàng). Do đó, tìm hiểu kỹ về thuế hàng hóa nơi mình sinh sống sẽ giúp các bạn có kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn”.
  • Về đi lại:  hầu hết các viện/ trường Đại học lớn đều bảo đảm miễn phí cho sinh viên khi sử dụng giao thông công cộng như bus hay tàu. Giá Uber ~10 USD/ chuyến (< 5km). Ôtô khá rẻ, chỉ ~ 1.000 USD bạn cũng có thể sở hữu “xế hộp” của riêng mình.
  • Về cuộc sống thường nhật: Cuộc sống ở Bloomington khá dễ chịu. Người dân ở đây luôn sẵn sàng giúp đỡ, dù bạn là người ngoại quốc và không có sự phân biệt nào. Minh Khánh cho biết: “Người Mỹ rất cởi mở trong văn hoá và muốn khám phá nhiều hơn về Việt Nam. Do đó, bạn có thế kết bạn với họ bằng cách chia sẻ về quốc gia mình. Một điều thú vị nữa là họ dễ “siêu lòng” trước đồ ăn ngon”.

Thật may mắn khi học bổng Tiến sĩ mà Khánh được nhận không chỉ đủ cho cậu bạn chi trả mọi khoản chi phí trên, mà còn dư dả để ngao du và khám phá nhiều nơi cùng bạn bè.

Bằng chia sẻ trên đây, Minh Khánh đã mang đến một cái nhìn cụ thể hơn cho những bạn trẻ yêu thích Vũ trụ và khao khát sải cánh vươn xa. 

Bạn đã sẵn sàng là người tiếp theo?

The post Thêm một nam sinh ngành Vũ trụ nhận học bổng Tiến sĩ toàn phần du học Mỹ appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/them-mot-nam-sinh-nganh-vu-tru-nhan-hoc-bong-tien-si-du-hoc-my-19897/feed/ 0
Ngành học có 2 sinh viên sau tốt nghiệp làm việc ở NASA hấp dẫn nhờ điều gì? https://usth.edu.vn/nganh-hoc-co-2-sinh-vien-sau-tot-nghiep-lam-viec-o-nasa-hap-dan-nho-dieu-gi-19655/ https://usth.edu.vn/nganh-hoc-co-2-sinh-vien-sau-tot-nghiep-lam-viec-o-nasa-hap-dan-nho-dieu-gi-19655/#respond Mon, 18 Mar 2024 02:49:31 +0000 https://usth.edu.vn/?p=19655 Ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh ở Việt Nam mới ở những bước đầu tiên, sẽ mở ra cơ hội, triển vọng phát triển cho các thế hệ trẻ tương lai. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội – USTH (còn gọi là Trường Đại học Việt Pháp) […]

The post Ngành học có 2 sinh viên sau tốt nghiệp làm việc ở NASA hấp dẫn nhờ điều gì? appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh ở Việt Nam mới ở những bước đầu tiên, sẽ mở ra cơ hội, triển vọng phát triển cho các thế hệ trẻ tương lai.

The post Ngành học có 2 sinh viên sau tốt nghiệp làm việc ở NASA hấp dẫn nhờ điều gì? appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/nganh-hoc-co-2-sinh-vien-sau-tot-nghiep-lam-viec-o-nasa-hap-dan-nho-dieu-gi-19655/feed/ 0
Dấu ấn và triển vọng từ Hội nghị Quốc tế Khoa học về Trái đất và Môi trường Việt Nam lần thứ 3 https://usth.edu.vn/dau-an-va-trien-vong-tu-hoi-nghi-quoc-te-khoa-hoc-ve-trai-dat-va-moi-truong-viet-nam-lan-thu-3-18830/ https://usth.edu.vn/dau-an-va-trien-vong-tu-hoi-nghi-quoc-te-khoa-hoc-ve-trai-dat-va-moi-truong-viet-nam-lan-thu-3-18830/#respond Tue, 05 Dec 2023 08:45:43 +0000 https://usth.edu.vn/?p=18830 Từ ngày 27/11 đến 02/12/2023, hội nghị Quốc tế Khoa học về Trái đất và môi trường Việt Nam lần thứ 3 đã được tổ chức thành công tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), TP Quy Nhơn (Bình Định). Hội nghị Quốc tế Khoa học về Trái Đất […]

The post Dấu ấn và triển vọng từ Hội nghị Quốc tế Khoa học về Trái đất và Môi trường Việt Nam lần thứ 3 appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Từ ngày 27/11 đến 02/12/2023, hội nghị Quốc tế Khoa học về Trái đất và môi trường Việt Nam lần thứ 3 đã được tổ chức thành công tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), TP Quy Nhơn (Bình Định).

Hội nghị Quốc tế Khoa học về Trái Đất và Môi trường Việt Nam lần thứ 3 được đồng tổ chức bởi Trung tâm ICISE, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) và dự án 3SIP2C. Năm nay, hội nghị đã thu hút gần 130 nhà khoa học trong nước và quốc tế tham dự. 

Theo PGS. TS Ngô Đức Thành – Đồng trưởng khoa, khoa Vũ trụ và Ứng dụng – USTH, trưởng ban tổ chức Hội nghị: “Bên cạnh việc giới thiệu các kết quả và xu hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực khoa học Trái đất và Môi trường, hội nghị cũng nhằm thúc đẩy các tiến bộ khoa học, trao đổi kiến thức và hợp tác quốc tế sâu rộng hơn trong lĩnh vực này”.

PGS. TS. Ngô Đức Thành phát biểu khai mạc hội nghị

Tại hội nghị, các nhà khoa học đã trình bày các kết quả nghiên cứu và thành tựu khoa học mới nhất về nhiều vấn đề “nóng” hiện nay như: biến đổi khí hậu, môi trường, vấn đề nguồn nước sông Mê Kông, vòng đời rác thải, ảnh hưởng của rác thải nhựa tại Vịnh Bắc Bộ và Môi trường Việt Nam. Trong đó, công nghệ Vệ tinh và mô hình hóa trái đất được đánh giá là các công cụ nghiên cứu hiệu quả, hỗ trợ đắc lực trong quá trình thực hiện các đề tài trên.

Mô hình dịch chuyển và tích tụ rác thải nhựa, một hoạt động trải nghiệm trong hội nghị

Đồng thời, hội nghị còn là dịp để cộng đồng khoa học chia sẻ kinh nghiệm đắt giá về những xu hướng, giải pháp thực tế trong lĩnh vực khoa học Trái đất và môi trường. Từ đó, hội nghị đã tạo tiền đề để xây dựng và mở ra các hướng nghiên cứu cũng như nhiều cơ hội hợp tác liên ngành.

Một trong những điểm sáng tại hội nghị lần này là sự tham gia tích cực của các nhà nghiên cứu trẻ đến từ các trường Đại học (USTH, ĐH Fullbright, ĐH Hoa Sen, ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG Hà Nội, ĐH Phenikaa, ĐH Duy Tân, ĐH Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Việt Đức, Đại học Tân Trào,…), các viện nghiên cứu từ Philippines, Đức, Thái Lan, Đài Loan, Anh, … Các nhà khoa học trẻ đã chứng minh khả năng sáng tạo và năng lực chuyên môn thông qua phần trình bày về kết quả nghiên cứu, định hướng công việc, và sự tham gia sôi nổi trong các phiên thảo luận với những nhà khoa học tên tuổi trong lĩnh vực khoa học Trái đất và Môi trường. Nhờ đó, hội nghị đã phần nào là môi trường ươm tạo cung cấp cơ hội phát triển cho các nhà khoa học trẻ trong cộng đồng.

Gần 130 nhà khoa học tham dự hội nghị

Theo TS Trần Thanh Sơn – phó giám đốc Trung tâm ICISE, hội nghị quốc tế về “Khoa học Trái đất và Môi trường Việt Nam lần thứ 3” đã phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là là minh chứng cho thấy ban tổ chức Việt Nam đã khẳng định được uy tín trong cộng đồng học thuật tại Việt Nam và quốc tế.

TS Trần Thanh Sơn, Phó Giám đốc ICISE phát biểu tại hội nghị

Ban Tổ chức hội nghị cũng bày tỏ tham vọng tiếp tục mở rộng sự tham gia của các nhà khoa học quốc tế, với các chủ đề bổ sung chuyên sâu về công nghệ viễn thám và vệ tinh, trí tuệ nhân tạo ứng dụng cho Khoa học Trái đất và Môi trường trong hội nghị lần thứ 4 năm 2024, dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 25 đến 29 tháng 11 năm 2024.

Các nhà khoa học chụp ảnh lưu niệm

The post Dấu ấn và triển vọng từ Hội nghị Quốc tế Khoa học về Trái đất và Môi trường Việt Nam lần thứ 3 appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/dau-an-va-trien-vong-tu-hoi-nghi-quoc-te-khoa-hoc-ve-trai-dat-va-moi-truong-viet-nam-lan-thu-3-18830/feed/ 0
“Chìa khóa vàng” cho sinh viên ngành Vũ trụ vươn ra biển lớn https://usth.edu.vn/chia-khoa-vang-cho-sinh-vien-nganh-vu-tru-vuon-ra-bien-lon-18673/ https://usth.edu.vn/chia-khoa-vang-cho-sinh-vien-nganh-vu-tru-vuon-ra-bien-lon-18673/#respond Fri, 17 Nov 2023 02:44:05 +0000 https://usth.edu.vn/?p=18673 Ngày 11/11/2023, Khoa Vũ trụ và Ứng dụng (SA) – Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hanoi (USTH) đã tổ chức một sự kiện đặc biệt dành cho sinh viên năm 2 và 3. Buổi gặp gỡ không chỉ là cơ hội để cộng đồng khoa SA kết nối chặt chẽ với nhau […]

The post “Chìa khóa vàng” cho sinh viên ngành Vũ trụ vươn ra biển lớn appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Ngày 11/11/2023, Khoa Vũ trụ và Ứng dụng (SA) – Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hanoi (USTH) đã tổ chức một sự kiện đặc biệt dành cho sinh viên năm 2 và 3. Buổi gặp gỡ không chỉ là cơ hội để cộng đồng khoa SA kết nối chặt chẽ với nhau hơn, mà còn là dịp để trao đổi về những vấn đề xoay quanh câu chuyện định hướng, cơ hội thực tập, việc làm hấp dẫn đang chờ đợi “những nhà khoa học trẻ” trong tương lai.

Tham dự buổi gặp gỡ, về phía khoa SA, có sự tham gia của GS. Guillaume Patanchon – Trưởng khoa, TS. Tống Sĩ Sơn – Phó Trưởng khoa, cùng các cán bộ, giảng viên và sinh viên năm 2 và 3 của khoa.

Năm 2 và 3 Đại học là “thời điểm vàng” để các bạn sinh viên bồi dưỡng, trau dồi năng lực, tìm hiểu và lựa chọn hướng đi phù hợp cho bản thân trước khi chính thức gia nhập thị trường lao động. Vì vậy, khoa SA đã tổ chức buổi gặp gỡ nhằm chia sẻ và hỗ trợ các bạn sinh viên ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh (SST) trên con đường học tập và phát triển sự nghiệp sắp tới.

Gặp gỡ GS. Guillaume Patanchon – Trưởng Khoa, khoa SA

Chương trình mở đầu bằng lời chào nồng ấm đến từ GS. Guillaume Patanchon dành cho các bạn sinh viên trong khoa. Nhằm tạo không khí gần gũi và cởi mở, các thành viên trong khoa lần lượt giới thiệu bản thân và lĩnh vực mình đang quan tâm, tiêu biểu như vật lý thiên văn, kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu vũ trụ, thiết kế và điều khiển vệ tinh, quan sát trái đất, viễn thám, mô hình hóa… Nắm bắt được những thông tin quan trọng đó, thầy Guillaume đã có nhiều chia sẻ quý giá về kinh nghiệm lựa chọn hướng nghiên cứu và mạng lưới đối tác uy tín của khoa SA trong các lĩnh vực nói trên (tại Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới). Đồng thời, thầy cũng bày tỏ kỳ vọng và sự sẵn sàng hỗ trợ sinh viên trong quá trình tìm kiếm cơ hội thực tập tại nước ngoài. 

GS. Guillaume Patanchon chia sẻ trong chương trình
Các bạn sinh viên ngành SST giới thiệu bản thân và lĩnh vực mình đang quan tâm

Giới thiệu và trao đổi với TS. Phan Thanh Hiền, cố vấn học tập của Khoa

Sau phần trò chuyện đầy gắn kết của GS. Guillaume Patanchon, chương trình tiếp tục với phần giới thiệu và trao đổi với TS. Phan Thanh Hiền – Cố vấn học tập của khoa SA. Thầy Phan Thanh Hiền không chỉ là một chuyên gia trong lĩnh vực vật lý thiên văn, mà còn là người hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên về mặt học thuật và nhiều phương diện phát triển bản thân khác. Bên cạnh việc theo sát về tình hình học tập, thầy Hiền cũng nhấn mạnh câu chuyện về quản lý tài chính cá nhân, chú trọng sức khỏe thể chất và tinh thần với các bạn sinh viên. Đây là những vấn đề cần được quan tâm đúng cách để giúp sinh viên phát triển toàn diện và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

TS. Phan Thanh Hiền – Cố vấn học tập của khoa SA

Cơ hội thực tập và nghiên cứu rộng mở

Trong phần cuối chương trình, TS. Tống Sĩ Sơn đã trình bày ngắn gọn về quy trình thực tập, các đơn vị/ doanh nghiệp đã và đang nhận sinh viên khoa SA thực tập, nghiên cứu cùng hàng loạt đề tài mà các thế hệ sinh viên ngành SST từng thực hiện. Đây là nguồn thông tin tham khảo vô cùng giá trị giúp sinh viên có thêm cái nhìn tổng quát và gợi ý về hướng tiếp cận đề tài cho bản thân. Thầy Sơn cũng không quên nhắc nhở các bạn sinh viên đừng ngần ngại “gõ cửa” để nhận sự trợ giúp từ các thầy cô. Bởi vì các thầy cô luôn trong tâm thế sẵn sàng “tiếp sức” và “quân sư” cho học trò của mình, giúp các bạn chuẩn bị đầy đủ trước khi “sải cánh” vươn xa. Ngoài ra, thầy Sơn còn khuyến khích sinh viên nên thử sức ở những phương trời mới, đặc biệt là các cơ hội thực tập, nghiên cứu tại nước ngoài. Đây là “chìa khóa vàng” mở cánh cửa khám phá thế giới và phát triển kỹ năng trong môi trường quốc tế.

TS. Tống Sĩ Sơn chia sẻ với các bạn sinh viên về cơ hội thực tập

Trong không khí tràn đầy năng lượng, các bạn sinh viên đã đặt ra những câu hỏi xoay quanh chủ đề về định hướng đề tài, thủ tục, cơ hội thực tập, việc làm, … và tương tác tích cực với các giảng viên.

Ảnh lưu niệm cuối chương trình

Chương trình này không chỉ mang đến cơ hội thực tập và nghiên cứu cho sinh viên, mà còn đặt ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và sự thành công trong tương lai của những “nhà khoa học trẻ”. Đồng thời cũng cho thấy sự cam kết và nỗ lực không ngừng từ phía các thầy cô Khoa Vũ trụ và Ứng dụng – USTH trên hành trình dẫn dắt, hỗ trợ cũng như đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho sinh viên ngành SST.

Dưới đây là một số hình ảnh của chương trình:

The post “Chìa khóa vàng” cho sinh viên ngành Vũ trụ vươn ra biển lớn appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/chia-khoa-vang-cho-sinh-vien-nganh-vu-tru-vuon-ra-bien-lon-18673/feed/ 0
Spacetalk A-Z: “Where are we?” – “Chuyến du hành vũ trụ” của “dân” chuyên Lý Sư phạm https://usth.edu.vn/spacetalk-a-z-where-are-we-chuyen-du-hanh-vu-tru-cua-dan-chuyen-ly-su-pham-18663/ https://usth.edu.vn/spacetalk-a-z-where-are-we-chuyen-du-hanh-vu-tru-cua-dan-chuyen-ly-su-pham-18663/#respond Fri, 17 Nov 2023 02:30:29 +0000 https://usth.edu.vn/?p=18663 Ngày 11/11/2023, Khoa Vũ trụ và Ứng dụng (SA) – Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đã có buổi giới thiệu và chia sẻ với các bạn học sinh lớp 12 chuyên Lý – trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội về lĩnh vực Khoa học Vũ trụ và […]

The post Spacetalk A-Z: “Where are we?” – “Chuyến du hành vũ trụ” của “dân” chuyên Lý Sư phạm appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Ngày 11/11/2023, Khoa Vũ trụ và Ứng dụng (SA) – Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đã có buổi giới thiệu và chia sẻ với các bạn học sinh lớp 12 chuyên Lý – trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội về lĩnh vực Khoa học Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh.

Nằm trong chuỗi hoạt động tư vấn và định hướng ngành học cho học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, ngày 11/11/2023, Khoa Vũ trụ và Ứng dụng – USTH đã tổ chức chương trình Spacetalk – Khám phá ngành Vũ trụ với các bạn học sinh lớp 12 chuyên Lý – trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội.

Ngành Vũ trụ – Thiên văn học còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới, đây là ngành có bề dày lịch sử và giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Sự phát triển của khoa học và Công nghệ Vũ trụ đã giúp con người giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn, cung cấp các giải pháp cho hàng loạt vấn đề thiết yếu như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, y tế toàn cầu, trợ giúp nhân đạo. Lĩnh vực này gợi mở nhiều sự tò mò khám phá và tìm hiểu cho các bạn học sinh THPT. Vì vậy, nhằm tạo ra cách tiếp cận gần gũi với các bạn học sinh, khoa Vũ trụ và Ứng dụng đã chọn chủ đề của buổi nói chuyện mang tên: “Where are we?”

Bằng cách dẫn dắt hấp dẫn với câu hỏi: Chúng ta đang ở đâu?, GS. Guillaume Patanchon – Trưởng Khoa Vũ trụ và Ứng dụng – đã thu hút sự quan tâm của các bạn học sinh từ thuyết Nhật tâm, thuyết Big Bang cho tới sự ra đời của các vì sao theo cách tổng quan, dễ hiểu.

GS. Guillaume Patanchon trong phần chia sẻ mở đầu chương trình

Tiếp nối câu chuyện trên, TS. Phan Thanh Hiền – giảng viên khoa Vũ trụ và Ứng dụng – đã mang đến những kiến thức thú vị về lịch sử phát triển của các thế hệ Vệ tinh tại Việt Nam cùng nhiều thông tin “đắt giá” về các đơn vị nghiên cứu công nghệ vệ tinh ở nước ta. Thêm vào đó, thầy Hiền cũng cụ thể hóa những chia sẻ của mình thông qua Mô hình vệ tinh MICROSAT và động cơ ion. Đây đều là những sản phẩm từ bàn tay, khối óc đam mê khoa học – công nghệ của các nhà Khoa học, Giảng viên và Sinh viên. Đặc biệt, mô hình vệ tinh MICROSAT được xây dựng dựa trên nguyên mẫu mô hình vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 18/01/2019. Việc được quan sát tận mắt và lắng nghe lý giải về cấu tạo, cách thức vận hành của vệ tinh từ thầy Hiền khiến các bạn học sinh vô cùng thích thú và hào hứng.

TS. Phan Thanh Hiền chia sẻ trong chương trình

Trong phần cuối chương trình, các bạn học sinh đã có nhiều câu hỏi với các giảng viên khoa Vũ trụ và Ứng dụng. Không chỉ liên quan đến kiến thức khoa học, các bạn còn bày tỏ sự quan tâm với tương lai phát triển của lĩnh vực khoa học vũ trụ và công nghệ vệ tinh ở Việt Nam và thế giới, cũng như định hướng học tập và làm việc dành cho những sinh viên có đam mê và lựa chọn theo đuổi lĩnh vực khoa học này. 

Các bạn học sinh trao đổi với các giảng viên khoa Vũ trụ và Ứng dụng

Spacetalk A-Z: “Where are we?” không chỉ tạo cơ hội cho các bạn học sinh tiếp cận kiến thức mới mẻ, mà còn khơi gợi sự tò mò và ham học, khuyến khích các em tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh thú vị của khoa học vũ trụ. Đồng thời, nó cũng giúp các bạn kết nối kiến thức lý thuyết với thực tế và hứng thú hơn trong hành trình học tập và nghiên cứu của mình.

Chúc các bạn học sinh lớp 12 Lý Chuyên sư phạm sẽ gặt hái được nhiều thành công trên con đường tương lai. Hẹn gặp lại các bạn một ngày không xa trong màu áo USTH!

Dưới đây là một số hình ảnh của chương trình:

The post Spacetalk A-Z: “Where are we?” – “Chuyến du hành vũ trụ” của “dân” chuyên Lý Sư phạm appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/spacetalk-a-z-where-are-we-chuyen-du-hanh-vu-tru-cua-dan-chuyen-ly-su-pham-18663/feed/ 0
Trường hè VSEO 3 – “địa hạt” của những nhà khoa học đam mê viễn thám https://usth.edu.vn/truong-he-vseo-3-dia-hat-cua-nhung-nha-khoa-hoc-dam-me-vien-tham-18021/ https://usth.edu.vn/truong-he-vseo-3-dia-hat-cua-nhung-nha-khoa-hoc-dam-me-vien-tham-18021/#respond Thu, 21 Sep 2023 02:09:33 +0000 https://usth.edu.vn/?p=18021 Ngày 11 – 15/9/2023 vừa qua, Khoa Vũ trụ và Ứng dụng (USTH) cùng các đối tác trong và ngoài nước đồng tổ chức “Trường hè Quan sát Trái đất” (Vietnam School of Earth Observation, viết tắt là VSEO) lần thứ 3 tại Quy Nhơn, Việt Nam.  VSEO được khởi xướng và thành lập năm […]

The post Trường hè VSEO 3 – “địa hạt” của những nhà khoa học đam mê viễn thám appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Ngày 11 – 15/9/2023 vừa qua, Khoa Vũ trụ và Ứng dụng (USTH) cùng các đối tác trong và ngoài nước đồng tổ chức “Trường hè Quan sát Trái đất” (Vietnam School of Earth Observation, viết tắt là VSEO) lần thứ 3 tại Quy Nhơn, Việt Nam. 

VSEO được khởi xướng và thành lập năm 2018 bởi các nhà khoa học Pháp và Việt Nam, trong đó đóng vai trò chính có TS. Yannick Giraud-Héraud – nguyên Trưởng khoa, Khoa Vũ trụ và Ứng dụng (USTH). VSEO không đơn thuần là cái nôi ươm tạo và lan tỏa kiến thức khoa học, mà còn được kỳ vọng trở thành cầu nối hợp tác, mở rộng quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước trong lĩnh vực Quan sát Trái đất. Điểm đặc biệt của VSEO là sự thu hút đông đảo người tham dự thuộc nhiều lứa tuổi, thế hệ khác nhau, từ những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm đến các bạn sinh viên đang “chập chững” trên con đường nghiên cứu, khám phá khoa học. 

Ban tổ chức VSEO-3 (Từ trái qua phải: TS. Linda Tomasini, GS. Trần Thanh Vân, TS. Lê Toàn Thủy, PGS.TS. Ngô Đức Thành)

Năm nay, VSEO-3 được đồng tổ chức bởi Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), Trung tâm nghiên cứu không gian Pháp (CNES), Cơ quan phát triển Pháp (IRD), Khoa Vũ trụ và Ứng dụng (USTH), và một số đơn vị tài trợ khác.

Tiếp nối thành công của VSEO-1 (2018) về “Viễn thám Khí quyển”, VSEO-2 (2019) về “Viễn thám trong nghiên cứu lũ lụt và đất ngập nước”, sau 3 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, VSEO-3 đã trở lại với chủ đề “Ứng dụng Viễn thám Radar trong nghiên cứu bề mặt tại Việt Nam”. Nội dung chính của VSEO-3 là giảng dạy lý thuyết và thực hành cho các nhà khoa học, các thế hệ nghiên cứu trẻ ở Việt Nam và Đông Nam Á về ứng dụng dữ liệu Radar cho theo dõi lúa và biến động rừng trên khu vực.

VSEO-3 tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), Quy Nhơn

Đội ngũ giảng viên của VSEO-3 quy tụ các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực viễn thám và quan sát Trái đất của Pháp và Việt Nam. Cụ thể, về phía Pháp, có sự tham dự của: TS. Linda Tomasini (CNES); TS. Lê Toàn Thủy, TS. Bouvet Alexandre (Trung tâm CESBIO, Toulouse, Pháp);  TS. Dounias Edmond, TS. Ferrant Sylvain (IRD); TS. Poupée Marc (Trường Quốc gia về Khoa học Địa lý Pháp); TS. Doblas Juan, TS. Mermoz Stephane (Công ty GlobEO, Toulouse, Pháp). Về phía Việt Nam, có sự tham gia của: PGS. TS. Ngô Đức Thành (USTH), TS. Lâm Đạo Nguyên (Trung tâm Vũ trụ Việt Nam), TS. Nguyễn Hữu Quyền (Viện Khoa học Khí tượng Thủy Văn & Biến đổi khí hậu). 

Ngoài ra, VSEO-3 thu hút 30 học viên tham gia gồm sinh viên, giảng viên, nghiên cứu viên từ các nước như Pháp, Việt Nam, Brazil, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Campuchia, … Chính điều này đã tạo nên môi trường quốc tế đa văn hóa, mở rộng mạng lưới kết nối, hợp tác và là điểm nhấn của sự kiện trường hè.

Trong suốt một tuần diễn ra sự kiện, VSEO-3 tập trung vào hướng dẫn về cả lý thuyết và thực hành về việc sử dụng Viễn thám Radar trong nghiên cứu bề mặt Trái Đất, đặc biệt là trong việc theo dõi lúa và rừng. Các chuyên gia mang đến những kiến thức và thông tin “đắt giá” với hàm lượng chuyên môn cao về các công cụ và thuật toán xử lý ảnh Radar trên các phần mềm chuyên dụng và trên nền tảng điện toán đám mây, tiết kiệm thời gian, kinh phí và đáp ứng nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau.

Đồng thời, chuyến tham quan rừng ngập mặn trên khu vực đầm Thị Nại và ruộng lúa nhà thờ Làng Sông đã giúp học viên có cơ hội quan sát thực tế cấu trúc rừng ngập mặn, lắng nghe các chuyên gia và những người trực tiếp canh tác trình bày về quá trình phát triển, chăm sóc cây lúa. Những kiến thức thực địa này góp phần mở mang vốn hiểu biết về quá trình thay đổi thực vật nhận được trên ảnh Radar.

Đoàn tham quan rừng ngập mặn khu vực đầm Thị Nại
Đoàn tham quan ruộng lúa nhà thờ Làng Sông

Bên cạnh lý thuyết, các học viên được thực hành về quan trắc sự mất rừng hàng năm và phân vùng lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long sử dụng dữ liệu Radar trên nền tảng điện toán đám mây. Từ những kiến thức trên, cộng đồng khoa học của VSEO-3 đã thảo luận sôi nổi về khả năng ứng dụng ảnh Radar cho các nghiên cứu về tài nguyên, môi trường. Đây hứa hẹn sẽ là tiền đề cho nhiều ý tưởng, nghiên cứu có giá trị trong tương lai.

VSEO-3 khép lại với nhiều cảm xúc. Các học viên đều đánh giá cao và đã có nhiều nhận định rằng đây là trường hè thú vị và ý nghĩa nhất mà họ từng tham gia. Nó không chỉ là “địa hạt” riêng về khoa học mà còn là “cầu nối” trong hợp tác, trao đổi kiến thức và giao lưu cả trong và ngoài nước. 

Các chuyên gia và học viên VSEO-3 trong giờ ăn trưa cùng nhau tại trung tâm ICISE

Đại diện Ban Tổ chức, PGS. TS. Ngô Đức Thành chia sẻ rằng Trường hè VSEO-3 đã thực sự thành công. Đồng thời, ông cũng bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các nhà tài trợ, giảng viên và đặc biệt là các học viên đã góp phần tạo nên sự thành công của Trường hè năm nay. Cùng với sự đồng hành của các đối tác và các nhà khoa học, Ban Tổ chức VSEO cam kết sẽ  tiếp tục xây dựng Trường hè phát triển hơn nữa trong những năm tới.

The post Trường hè VSEO 3 – “địa hạt” của những nhà khoa học đam mê viễn thám appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/truong-he-vseo-3-dia-hat-cua-nhung-nha-khoa-hoc-dam-me-vien-tham-18021/feed/ 0
Hội thảo Viễn thám trong nghiên cứu thực vật và tài nguyên thiên nhiên https://usth.edu.vn/hoi-thao-vien-tham-trong-nghien-cuu-thuc-vat-va-tai-nguyen-thien-nhien-17357/ https://usth.edu.vn/hoi-thao-vien-tham-trong-nghien-cuu-thuc-vat-va-tai-nguyen-thien-nhien-17357/#respond Fri, 21 Jul 2023 01:54:10 +0000 https://usth.edu.vn/?p=17357 Ngày 19/07/2023 vừa qua, Khoa Vũ trụ và Ứng dụng (USTH) tổ chức hội thảo “Viễn thám trong nghiên cứu thực vật và tài nguyên thiên nhiên”. Tại chương trình, về phía USTH, có sự tham dự của ông Luc Le Calvez – Trưởng Ban Nghiên cứu, Đổi mới và Chuyển giao Công nghệ. Về […]

The post Hội thảo Viễn thám trong nghiên cứu thực vật và tài nguyên thiên nhiên appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Ngày 19/07/2023 vừa qua, Khoa Vũ trụ và Ứng dụng (USTH) tổ chức hội thảo “Viễn thám trong nghiên cứu thực vật và tài nguyên thiên nhiên”.

Tại chương trình, về phía USTH, có sự tham dự của ông Luc Le Calvez – Trưởng Ban Nghiên cứu, Đổi mới và Chuyển giao Công nghệ. Về phía khoa Vũ trụ và Ứng dụng, có sự hiện diện của PGS. TS. Ngô Đức Thành – Đồng Trưởng khoa, cùng các cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường. Bên cạnh đó, hội thảo quy tụ nhiều diễn giả, nhà nghiên cứu khác đến từ các trường Đại học, đơn vị nghiên cứu uy tín như Viện Công nghệ Vũ trụ (STI), Đại học Mỏ Địa chất, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên, …

Hội thảo “Viễn thám trong nghiên cứu thực vật và tài nguyên thiên nhiên”

Đặc biệt, hội thảo được đón tiếp TS. Alexandre Bouvet từ Trung tâm Nghiên cứu Sinh quyển từ Không gian (CESBIO), đồng thời là đại diện cơ quan Nghiên cứu phát triển của Pháp tại Việt Nam (IRD). CESBIO là một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu tại Pháp về các đối tượng bề mặt lục địa cũng như tương tác của chúng với khí hậu và con người sử dụng công nghệ viễn thám.

TS. Alexandre Bouvet (phải) tại hội thảo

Phát biểu khai mạc chương trình, PGS. TS. Ngô Đức Thành đã có phần giới thiệu ngắn gọn một số hoạt động chính của khoa Vũ trụ và Ứng dụng (SA) liên quan đến lĩnh vực viễn thám. Về đào tạo, khoa SA đang giảng dạy chương trình khoa học Vũ trụ và công nghệ vệ tinh cho 3 hệ Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Trong đó, viễn thám và mô phỏng trái đất là một trong 3 định hướng nghiên cứu, giảng dạy chính, thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên cả trong và ngoài nước.

PGS. TS Ngô Đức Thành phát biểu khai mạc hội thảo

Về nghiên cứu, khoa SA đã thành lập nhóm Viễn thám và mô hình hóa bề mặt và khí quyển (REMOSAT). Mục tiêu của REMOSAT là phát triển các nghiên cứu, ứng dụng liên quan đến viễn thám và mô hình hóa tại Việt Nam. PGS. TS. Ngô Đức Thành cũng nhấn mạnh một trong những dự án nổi bật nhất của nhóm REMOSAT phải kể đến Phòng thí nghiệm hỗn hợp quốc tế Trung tâm nghiên cứu Hệ thống kết hợp Mặt đất – Khí quyển – Đại dương (LMI-LOTUS) – biểu tượng hợp tác giữa các đơn vị nghiên cứu hàng đầu của Pháp và Việt Nam.

LMI-LOTUS được khởi xướng từ năm 2018 với mong muốn phát triển và tích hợp những cách tiếp cận sáng tạo để nghiên cứu chu trình nước và các vật chất trong hệ thống sông – cửa sông – đại dương, tập trung vào khu vực miền Bắc Việt Nam. Trong quá trình đó, các nhà khoa học cần thu thập dữ liệu quan sát trái đất từ vệ tinh để đưa ra các phân tích, đánh giá phục vụ nghiên cứu. Kết quả của những dự án như vậy rất quan trọng với Việt Nam – một quốc gia có nền kinh tế dựa trên những ngành mũi nhọn sử dụng nhiều tài nguyên nước như nông, ngư nghiệp và du lịch. 

Vì vậy, khoa SA tổ chức hội thảo “Viễn thám trong nghiên cứu thực vật và tài nguyên thiên nhiên” nhằm mang đến cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên USTH cơ hội trao đổi học thuật và nâng cao năng lực chuyên môn. 

Tại chương trình, các bài trình bày tập trung vào việc áp dụng công nghệ viễn thám từ không gian để nghiên cứu và quản lý tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là cây trồng và môi trường rừng. Cụ thể, các nghiên cứu sử dụng ảnh radar SAR để giám sát tình trạng mất rừng dựa vào sự xuất hiện tức thời bóng của cây rừng còn lại trên ảnh; sử dụng hình ảnh UAV để đánh giá sự phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn; sử dụng hình ảnh Sentinel để ước lượng sản lượng cây trồng, … Điều này có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển các chiến lược quản lý thông minh và bền vững trong công tác bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả.

TS. Nguyễn Viết Lương (Viện Công nghệ Vũ trụ) chia sẻ về các nghiên cứu tại hội thảo
TS. Alexandre Bouvet chia sẻ tại hội thảo
TS. Đặng Vũ Khắc (Đại học Sư phạm Hà Nội) trình bày tại hội thảo

Khép lại chương trình, các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực viễn thám đã có cơ hội trao đổi, kết nối và gợi mở thêm nhiều hướng đi cùng sự hợp tác mới cho những dự án mà mình đang theo đuổi. Đồng thời, hội thảo cũng giúp nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ viễn thám từ không gian trong nghiên cứu, quản lý tài nguyên tự nhiên, góp phần vào sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

The post Hội thảo Viễn thám trong nghiên cứu thực vật và tài nguyên thiên nhiên appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/hoi-thao-vien-tham-trong-nghien-cuu-thuc-vat-va-tai-nguyen-thien-nhien-17357/feed/ 0
Nghiên cứu “đổ bộ” trên các báo lớn của Mỹ của cựu học viên Thạc sĩ ngành Vũ trụ https://usth.edu.vn/nghien-cuu-cua-cuu-hoc-vien-thac-si-nganh-vu-tru-do-bo-tren-cac-bao-lon-cua-my-17349/ https://usth.edu.vn/nghien-cuu-cua-cuu-hoc-vien-thac-si-nganh-vu-tru-do-bo-tren-cac-bao-lon-cua-my-17349/#respond Thu, 20 Jul 2023 02:03:40 +0000 https://usth.edu.vn/?p=17349 Lê Ngọc Trẫm – cựu học viên Thạc sĩ ngành Vũ trụ (2012 – 2014) của USTH – vừa công bố những nghiên cứu mới nhất về 30 Doradus (hay còn gọi là Tinh vân Nhện đỏ). Kết quả của nghiên cứu này ngay lập tức thu hút sự chú ý của giới khoa học […]

The post Nghiên cứu “đổ bộ” trên các báo lớn của Mỹ của cựu học viên Thạc sĩ ngành Vũ trụ appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Lê Ngọc Trẫm – cựu học viên Thạc sĩ ngành Vũ trụ (2012 – 2014) của USTH – vừa công bố những nghiên cứu mới nhất về 30 Doradus (hay còn gọi là Tinh vân Nhện đỏ). Kết quả của nghiên cứu này ngay lập tức thu hút sự chú ý của giới khoa học và nhanh chóng được hàng loạt tờ báo lớn của Mỹ (như NASA, Science Tech Daily) đưa tin. 

Nghiên cứu về 30 Doradus nằm trong Chương trình SOFIA (Stratospheric Observatory for Infrared Astronomy) – Đài quan sát Thiên văn trên tầng bình lưu dành cho Thiên văn học hồng ngoại. Đây là chương trình hợp tác giữa Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Trung tâm hàng không vũ trụ Đức, do USRA điều hành, nhằm khám phá những hiện tượng bí ẩn của vũ trụ mà kính thiên văn hồng ngoại đặt trên mặt đất bị hạn chế, ví dụ như sự hình thành của các vì sao, hành tinh hay những hố đen vũ trụ, …

Lê Ngọc Trẫm cùng cộng sự tại SOFIA đã nghiên cứu và chỉ ra rằng từ trường trong khu vực 30 Doradus, một vùng hình thành sao của Đám Mây Magellan Lớn, có thể là chìa khóa cho những “hành vi” bất thường của nó. Nghiên cứu phát hiện rằng từ trường trong khu vực này có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của 30 Doradus và các đám mây phân tử tương tự.

Lê Ngọc Trẫm tại Chương trình SOFIA

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu phân cực tuyến tính của bức xạ bụi từ Camera băng thông rộng trên không có độ phân giải cao của SOFIA Plus (HAWC+) để đo đạc từ trường trong 30 Doradus. Về mặt tổng quan, nghiên cứu chỉ ra rằng áp suất từ trong 30 Doradus khá mạnh đủ giúp cho đám mây được tồn tại bên cạnh một cụm sao khối lượng lớn R136, và có khả năng ngăn cản sự sụp đổ của đám mây để hình thành các ngôi sao mới. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng nhiễu loạn nén siêu vượt âm có thể giúp hình thành những ngôi sao mới tại số khu vực trong lòng đám mây phân tử này. Tuy nhiên, các vùng từ trường yếu hơn cho phép khí nóng tạo bởi bức xạ của cụm sao R136 thoát ra và làm phình to các vỏ bọc khổng lồ xung quanh đám mây 30 Doradus.

30 Doradus (nguồn ảnh: NASA)

Phát hiện này có ý nghĩa rất lớn trong hành trình vén màn bí ẩn về sự hình thành của các ngôi sao trong vũ trụ. Đây sẽ là tiền đề cho những nhà khoa học tiếp tục các công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực thiên văn học nói riêng và vũ trụ nói chung.

Lê Ngọc Trẫm là 1 trong số những gương mặt tiêu biểu của Khoa Vũ trụ và Ứng dụng đã và đang có những đóng góp quý giá cho khoa học trên trường quốc tế. 

Ngọc Trẫm tốt nghiệp thạc sĩ ngành Vũ trụ tại USTH và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Vật lý thiên văn tại Đài quan sát thiên văn quốc gia Paris và Trường Đại học Sư phạm Paris (École Normale Supérieure de Paris). Trẫm từng là trợ giảng tại trường Đại học Sư phạm Paris, Pháp, thực tập sinh tại Viện Thiên văn học và Khoa học Vũ trụ Hàn Quốc. Năm 2019, Trẫm được nhận làm NCS sau tiến sĩ tại Trung tâm nghiên cứu AMES của NASA tại California theo chương trình SOFIA, tài trợ bởi Hiệp hội trường đại học nghiên cứu không gian (USRA). 

Hiện nay, Ngọc Trẫm đang là nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Max-Planck (Max-Planck Institute for Radio Astronomy), Đức.

The post Nghiên cứu “đổ bộ” trên các báo lớn của Mỹ của cựu học viên Thạc sĩ ngành Vũ trụ appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/nghien-cuu-cua-cuu-hoc-vien-thac-si-nganh-vu-tru-do-bo-tren-cac-bao-lon-cua-my-17349/feed/ 0
“Vũ trụ” từ một trái tim đam mê https://usth.edu.vn/vu-tru-tu-mot-trai-tim-dam-me-17230/ https://usth.edu.vn/vu-tru-tu-mot-trai-tim-dam-me-17230/#respond Fri, 07 Jul 2023 13:14:49 +0000 https://usth.edu.vn/?p=17230 Hôm nay ngồi phỏng vấn tuyển sinh Thạc sĩ ngành Vũ trụ đợt 1, có bạn nộp đơn mà mình bồi hồi xúc động. Hơn 10 năm trước bạn ấy đã nộp đơn dự tuyển một lần và trượt vì tiếng Anh không đủ. Dòng đời đẩy bạn ấy đi theo một hướng rẽ khác […]

The post “Vũ trụ” từ một trái tim đam mê appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Hôm nay ngồi phỏng vấn tuyển sinh Thạc sĩ ngành Vũ trụ đợt 1, có bạn nộp đơn mà mình bồi hồi xúc động. Hơn 10 năm trước bạn ấy đã nộp đơn dự tuyển một lần và trượt vì tiếng Anh không đủ. Dòng đời đẩy bạn ấy đi theo một hướng rẽ khác cho đến tận hôm nay. Trong motivation letter, có đoạn bạn viết như sau:
“I chose astrophysics because everything is too small compared to the universe. Life, fame, money, and even time are just negligible grains of sand. Every time I read and learn a little more, somehow I have a little reverence and admiration for its beauty and mystery. Sometimes I wonder about the ancient questions again. Who are we? Where do we come from? What are we doing here?
I know that the opportunity is very slim because I feel that I do not meet the criteria of the university. Nevertheless, I still want to give myself a chance, a chance to be rejected again or a chance to find joy and exploration in learning.”
Tạm dịch là:
“Tôi đã chọn vật lý thiên văn vì mọi thứ so với vũ trụ đều quá nhỏ bé. Cuộc sống, danh tiếng, tiền bạc, thậm chí thời gian chỉ là những hạt cát vô nghĩa. Mỗi khi tôi đọc và học thêm được một chút, trong tôi luôn xuất hiện sự tôn kính và ngưỡng mộ với vẻ đẹp và sự bí ẩn của vũ trụ. Đôi khi, tôi lại tự vấn mình những câu hỏi cổ xưa: Chúng ta là ai? Chúng ta đến từ đâu? Chúng ta đang làm gì ở đây?
Tôi biết rằng cơ hội là rất mong manh vì tôi tự cảm thấy mình vẫn chưa đáp ứng được tiêu chí của ngôi trường này. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn tự mình có một cơ hội, một cơ hội bị từ chối lần nữa hoặc một cơ hội để tìm thấy niềm vui và khám phá trong quá trình học tập.”

Các bạn trẻ đam mê như thế, làm thầy như mình phải làm sao??

TND.

PS: Thời gian nhận tuyển hồ sơ Thạc sĩ đợt 1 đã hết. Thời gian nhận hồ sơ đợt 2 là từ 03/7 đến 31/8/2023 các bạn nha!
https://tuyensinh.usth.edu.vn/thac-si-nganh-vu-tru-va-ung-dung-354/?fbclid=IwAR1DXotBRPpag-P22EJQK8Ev9ozSJNMkn0ffuncfIxfi93PbvpnmGzTlf8Q
Nụ cười của những trái tim đam mê (Ts. Phạm Tuấn Anh và Các Sinh viên khoa Space and Applications)

The post “Vũ trụ” từ một trái tim đam mê appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/vu-tru-tu-mot-trai-tim-dam-me-17230/feed/ 0
Hội thảo “Nghiên cứu khí tượng thủy văn bằng phương pháp đồng vị và mô phỏng lũ lụt” https://usth.edu.vn/hoi-thao-nghien-cuu-khi-tuong-thuy-van-bang-phuong-phap-dong-vi-va-mo-phong-lu-lut-17192/ https://usth.edu.vn/hoi-thao-nghien-cuu-khi-tuong-thuy-van-bang-phuong-phap-dong-vi-va-mo-phong-lu-lut-17192/#respond Tue, 04 Jul 2023 09:37:51 +0000 https://usth.edu.vn/?p=17192 Ngày 29/06/2023 vừa qua, Khoa Vũ trụ và Ứng dụng của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu khí tượng thủy văn bằng phương pháp đồng vị và mô phỏng lũ lụt”.  Tại chương trình, về phía USTH, có sự tham dự của GS. […]

The post Hội thảo “Nghiên cứu khí tượng thủy văn bằng phương pháp đồng vị và mô phỏng lũ lụt” appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Ngày 29/06/2023 vừa qua, Khoa Vũ trụ và Ứng dụng của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu khí tượng thủy văn bằng phương pháp đồng vị và mô phỏng lũ lụt”. 

Tại chương trình, về phía USTH, có sự tham dự của GS. Jean-Marc Lavest – Hiệu trưởng chính, ông Luc Le Calvez – Trưởng Ban Nghiên cứu, Đổi mới và Chuyển giao Công nghệ. Về phía khoa Vũ trụ và Ứng dụng, có sự hiện diện của PGS. TS. Ngô Đức Thành –  Đồng Trưởng khoa, cùng các cán bộ, giảng viên, sinh viên Việt Nam và quốc tế của khoa. Đặc biệt, hội thảo được đón tiếp Giáo Sư Kei Yoshimura từ Đại học Tokyo (Nhật Bản). Ông đã trình bày các nghiên cứu mới nhất về mô hình địa khí hậu toàn cầu và khu vực. Ngoài ra, điểm đáng chú ý của hội thảo là sự xuất hiện và trình bày kết quả nghiên cứu của nhiều diễn giả khác đến từ các trường Đại học, đơn vị nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước như Đại học Tokyo (Nhật Bản), Đại học Mỏ Địa chất, Đại học Khoa học tự nhiên, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

Hội thảo “Nghiên cứu khí tượng thủy văn bằng phương pháp đồng vị và mô phỏng lũ lụt”

Phát biểu khai mạc chương trình, PGS. TS. Ngô Đức Thành đã có phần giới thiệu ngắn gọn về nhóm nghiên cứu REMOSAT (Viễn thám và mô hình hóa bề mặt và khí quyển). Theo đó, REMOSAT được kỳ vọng sẽ có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nghiên cứu và ứng dụng liên quan đến viễn thám và mô hình hóa tại Việt Nam, cũng như cho các chương trình giảng dạy và đào tạo của USTH. Hiện nay, REMOSAT đang tập trung vào các hướng nghiên cứu gồm: quan sát trái đất và mô hình hóa. Trong đó, khí tượng, thủy văn và môi trường là lĩnh vực mà nhóm quan tâm triển khai nghiên cứu. Vì vậy, hội thảo “Nghiên cứu khí tượng thủy văn bằng phương pháp đồng vị và mô phỏng lũ lụt” hứa hẹn là cơ hội tuyệt vời để các thành viên trong nhóm nghiên cứu nói riêng và nhiều giảng viên, sinh viên USTH chia sẻ và nâng cao năng lực chuyên môn. 

Giáo Sư Kei Yoshimura – Đại học Tokyo chia sẻ trong hội thảo

Trong suốt chương trình, nhiều chủ đề quan trọng đã được đưa ra thảo luận. Các nghiên cứu xoay quanh tình trạng mưa lũ và đánh giá nguy cơ lũ quét. Đồng thời, bằng các phương pháp hiện đại như thủy văn đồng vị và mô phỏng lũ lụt, các nhà khoa học đang nâng cao tính chính xác của dự báo thời tiết và phát triển hệ thống cảnh báo lũ lụt sớm. Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh toàn thế giới đang phải “chạy đua” để ứng phó với những biến đổi ngày một khắc nghiệt của khí hậu toàn cầu. 

Hội thảo đã tạo nên một diễn đàn bổ ích để các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực khí hậu, thủy văn và môi trường trao đổi những kết quả nghiên cứu quan trọng và gợi mở nhiều giải pháp tiên tiến. 

Qua hội thảo này, khoa Vũ trụ và Ứng dụng cũng tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong công tác tổ chức các chương trình mang hàm lượng chuyên môn cao, trở thành địa điểm lý tưởng để kết nối các chuyên gia và đóng góp vào sự phát triển của khoa học – công nghệ tại Việt Nam.

 

 

The post Hội thảo “Nghiên cứu khí tượng thủy văn bằng phương pháp đồng vị và mô phỏng lũ lụt” appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/hoi-thao-nghien-cuu-khi-tuong-thuy-van-bang-phuong-phap-dong-vi-va-mo-phong-lu-lut-17192/feed/ 0