Tin tức khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano https://usth.edu.vn/khoa-trung-tam/khoa-khoa-hoc-vat-lieu-tien-tien-va-cong-nghe-nano/tin-tuc-khoa-khoa-hoc-vat-lieu-tien-tien-va-cong-nghe-nano/ Fri, 19 Apr 2024 08:00:27 +0000 vi hourly 1 Định vị sinh viên Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano trên bản đồ thế giới năm 2024  https://usth.edu.vn/dinh-vi-sinh-vien-khoa-hoc-vat-lieu-tien-tien-va-cong-nghe-nano-tren-ban-do-the-gioi-nam-2024-20213/ https://usth.edu.vn/dinh-vi-sinh-vien-khoa-hoc-vat-lieu-tien-tien-va-cong-nghe-nano-tren-ban-do-the-gioi-nam-2024-20213/#respond Wed, 17 Apr 2024 03:55:56 +0000 https://usth.edu.vn/?p=20213 Năm 2024 lại là một năm với nhiều tin vui đối với ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano khi tiếp tục có nhiều sinh viên giành học bổng và cơ hội thực tập tại các trường đại học uy tín về khoa học công nghệ trên thế giới. Vậy đó […]

The post Định vị sinh viên Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano trên bản đồ thế giới năm 2024  appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Năm 2024 lại là một năm với nhiều tin vui đối với ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano khi tiếp tục có nhiều sinh viên giành học bổng và cơ hội thực tập tại các trường đại học uy tín về khoa học công nghệ trên thế giới.

Vậy đó là những địa điểm nào, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Nguyễn Diệu Linh

Học viên thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano 

Học bổng Excellence của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam để theo học chương trình tiến sĩ tại Đại học Paris Cité. 

Diệu Linh gắn bó với USTH từ những ngày đầu chập chững bước vào giảng đường đại học đến khi nhận tấm bằng thạc sĩ của ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano. Đầu năm 2024, Diệu Linh nhận được học bổng toàn phần Excellence của Đại sứ quán Pháp để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê với nghiên cứu tại Đại học Paris Cité, Pháp ở trình độ tiến sĩ. Linh chia sẻ chính sự nâng đỡ và hỗ trợ của các thầy cô tại USTH đã tạo một điểm tựa vững chắc để Linh phát huy tiềm năng và dần trưởng thành về các kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Linh chia sẻ: “Điều mình thích thú nhất trong chương trình đào tạo của ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành. Các thầy cô không chỉ tìm cách giảng bài một cách thú vị, cô đọng, mang tính ứng dụng cao mà còn tạo điều kiện tối đa để sinh viên có cơ hội thực hành để hiểu sâu hơn về các kiến thức ở trên lớp.” 

Năm 2023, Diệu Linh là một trong 5 năm sinh viên của ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano nhận được học bổng thực tập tại Phòng thí nghiệm “Giao diện, Xử lý, Tổ chức và Động học của Hệ thống” (viết tắt là ITODYS). Nhìn lại khoảng thời gian thực tập 6 tháng tại Pháp, Linh cho biết đây là một khoảng thời gian đáng nhớ và bổ ích, không chỉ về mặt học tập mà còn về trải nghiệm văn hóa. Linh cũng “bật mí” môi trường quốc tế cùng những kinh nghiệm làm lab tích lũy được trong khoảng thời gian học tại USTH đã trở thành “vũ khí” để bạn nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống tại Pháp và có một kỳ thực tập ý nghĩa. 

Yêu thích hướng nghiên cứu về cảm biến sinh học ứng dụng trong y sinh và sức khỏe, Diệu Linh rất mong chờ quãng thời gian học tiến sĩ sắp tới tại Đại học Paris Cité. Diệu Linh hi vọng rằng được học tập và nghiên cứu tại  một trong những trường đại học lớn và có uy tín ở Pháp trong lĩnh vực khoa học sẽ giúp bạn chắp cánh niềm đam mê và vững bước trên con đường mình đã chọn. 

  • Vũ Hoài An 

Sinh viên khóa 12 ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano 

Thực tập 3 tháng tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Singapore. 

Giống như nhiều sinh viên khác tại USTH, đến năm thứ 3, Hoài An đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn địa điểm thực tập tốt nghiệp. Mặc dù bắt đầu từ rất sớm, nhưng Hoài An gặp khó khăn vì chưa tìm được nơi thực tập phù hợp với định hướng của bản thân. Với sự đồng hành của thầy cô hướng dẫn tại USTH, sau một thời gian tìm hiểu và trao đổi với Giáo sư hướng dẫn tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Hoài An đã nhận được cơ hội trở thành thực tập sinh tại ngôi trường lừng danh về đào tạo ngành Khoa học Vật liệu. 

Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) là một trong 3 trường công lập danh tiếng hàng đầu tại Singapore. Chất lượng đào tạo của trường trong các ngành nghề về khoa học kỹ thuật, công nghệ được công nhận và đánh giá cao không chỉ tại Singapore mà còn ở Châu Á và thế giới.

Giữa tháng 4 vừa qua, Hoài An đã khởi hành và bắt đầu kỳ thực tập 3 tháng tại NTU. 

Hoài An cho biết: “Với mình, được thực tập tại NTU là một cơ hội rất tốt để mình phát triển bản thân trong lĩnh vực nghiên cứu. Vì vậy, mình rất hào hứng và mong chờ những trải nghiệm mới trong hành trình này.” 

  • Võ Tuấn Kiệt 

Sinh viên khóa 12 ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano 

Thực tập 3 tháng tại Đại học Quốc lập Thanh Hoa, Đài Loan 

Tuấn Kiệt chia sẻ mình đã nhận được sự động viên của thầy Nguyễn Văn Quỳnh – Trưởng khoa và cô Hoàng Thị Hồng Cẩm trong quá trình học tập tại USTH cũng như khuyến khích bạn thử sức tại Đại học Quốc lập Thanh Hoa. Ngôi trường này là một trong những đại học top đầu trong hệ thống giáo dục Đài Loan, đồng thời cũng là đối tác trong đào tạo, nghiên cứu của Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano nói riêng và USTH nói chung. 

Theo Kiệt, các thầy cô ở USTH thực sự tâm huyết trong công việc và các thầy cô thực sự muốn rằng sinh viên thành công, điều đó đã tạo động lực để Kiệt đến trường học ngay cả trong những lúc khó khăn nhất. 

Kiệt đã bắt đầu thực tập tại Đại học Quốc lập Thanh Hoa từ đầu tháng 4 năm nay, và dự kiến sẽ kết thúc kỳ thực tập vào tháng 6. Kiệt cho biết, khi đến Đài Loan, Kiệt nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ giáo sư hướng dẫn và các đồng nghiệp trong lab – nơi mà người nào cũng xuất sắc và đón tiếp bạn như gia đình.

  • Nguyễn Trần Hùng 

Sinh viên khóa 12 ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano 

Thực tập 3 tháng tại Đại học Tampere, Phần Lan 

Đại học Tampere là trường đại học nghiên cứu lớn thứ 2 tại Phần Lan. Trường xếp thứ 436 trong bảng xếp hạng các trường đại học thế giới QS 2024 và xếp hạng thứ 432 (top 2,2%) trong bảng xếp hạng Center For World Universities (CWUR) 2023.

Hùng chia sẻ bạn nhận được cơ hội thực tập tại Đại học Tampere nhờ sự giới thiệu và hỗ trợ từ cô Hoàng Thị Hồng Cẩm – giảng viên của Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano. Với Hùng, được thực tập tại một trường đại học hàng đầu Phần Lan và châu Âu là một cơ hội hiếm có để thử sức mình trong môi trường nghiên cứu quốc tế. 

Là sinh viên đầu tiên của Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano thực tập tại Đại học Tampere, Hùng cảm thấy đôi chút lo lắng nhưng nhờ sự động viên và những lời dặn dò của các thầy cô, bạn đã tự tin hơn và sẵn sàng cho kỳ thực tập 3 tháng tại đây. Hùng cũng tự hứa sẽ cố gắng để không phụ lòng của thầy cô và góp sức xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa USTH và Đại học Tampere.

The post Định vị sinh viên Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano trên bản đồ thế giới năm 2024  appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/dinh-vi-sinh-vien-khoa-hoc-vat-lieu-tien-tien-va-cong-nghe-nano-tren-ban-do-the-gioi-nam-2024-20213/feed/ 0
Gặp gỡ Quán quân mùa đầu tiên của “Cuộc thi Cảm hứng sáng tạo USTH” https://usth.edu.vn/gap-go-quan-quan-mua-dau-tien-cua-cuoc-thi-cam-hung-sang-tao-usth-2023-19751/ https://usth.edu.vn/gap-go-quan-quan-mua-dau-tien-cua-cuoc-thi-cam-hung-sang-tao-usth-2023-19751/#respond Fri, 22 Mar 2024 05:53:28 +0000 https://usth.edu.vn/?p=19751 Mô hình khởi nghiệp gắn với các sản phẩm STEM của nhóm 3 sinh viên năm nhất đã chinh phục Ban giám khảo và giành giải Quán quân tại “Cuộc thi Cảm hứng sáng tạo USTH” năm 2023.  Nhằm thúc đẩy những ý tưởng nghiên cứu và dự án khởi nghiệp của sinh viên, từ […]

The post Gặp gỡ Quán quân mùa đầu tiên của “Cuộc thi Cảm hứng sáng tạo USTH” appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Mô hình khởi nghiệp gắn với các sản phẩm STEM của nhóm 3 sinh viên năm nhất đã chinh phục Ban giám khảo và giành giải Quán quân tại “Cuộc thi Cảm hứng sáng tạo USTH” năm 2023. 

Nhằm thúc đẩy những ý tưởng nghiên cứu và dự án khởi nghiệp của sinh viên, từ tháng 9/2023, USTH đã phát động “Cuộc thi Cảm hứng sáng tạo USTH” và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía sinh viên Nhà trường. Qua 02 vòng loại, 10 ý tưởng xuất sắc đã được Ban giám khảo lựa chọn và cấp kinh phí để hoàn thiện sản phẩm. Vòng chung kết là cơ hội để các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu và triển khai sau hơn 4 tháng làm việc chăm chỉ và tận tâm.

Dự án “Thuyền vớt rác bán tự động tích hợp AI” của nhóm 3 sinh viên Nguyễn Việt Anh, ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano, cùng Đào Ngọc Hà và Trần Lê Minh Châu, ngành Khoa học và Công nghệ Y khoa đã xuất sắc trở thành quán quân của cuộc thi. 

Với khát vọng giúp thế hệ trẻ Việt Nam tiếp cận với các hoạt động STEM từ sớm thông qua các dự án thực tế về khoa học kỹ thuật, để từ đó định hình nghề nghiệp tương lai, Việt Anh, Ngọc Hà và Minh Châu đã cùng nhau xây dựng ý tưởng xây dựng mô hình thuyền vớt rác tự động tích hợp AI để bán và cho thuê, phục vụ hoạt động tìm hiểu và học tập của học sinh độ tuổi từ 12-17. 

Việt Anh, Ngọc Hà và Minh Châu chia sẻ vì cả 3 cùng chung niềm đam mê mãnh liệt với khám phá và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống, nhất là trong việc bảo vệ môi trường nên đã đặt tên nhóm mình là “GREENAQUA”. 

Nhóm hy vọng thông qua việc tương tác với các sản phẩm thực tế như thuyền vớt rác bán tự động, học sinh không chỉ học được các kiến thức khoa học mà còn có cơ hội phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và làm việc nhóm. Điều này giúp học sinh có cái nhìn rõ ràng hơn về sở thích và khả năng của bản thân, từ đó định hình được hướng đi nghề nghiệp tương lai một cách chính xác và ý nghĩa hơn.

Chỉ trong hơn 4 tháng triển khai, nhóm đã bán được những sản phẩm đầu tiên cũng như trở thành đối tác cung cấp kit và lộ trình đào tạo cho các lớp học tại trung tâm STEM Sclass, Kim Giang Maker Space, được mời tham gia Vietnam STEAM Festival 2023, có gian hàng trưng bày tại Triển lãm đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023, Ngày Hội giao lưu văn hóa Việt-Mỹ, có gian hàng riêng trên nền tảng GREENSTEAM. Không chỉ vậy, nhóm đã xây dựng được chiến lược kinh doanh, tiếp thị sản phẩm và tệp khách hàng tiềm năng, làm nền tảng vững chắc cho những bước phát triển sắp tới. 

Nhóm GREENAQUA thuyết trình về dự án tại vòng chung kết cuộc thi. 

Ban Giám khảo đánh giá cao tính khả thi của dự án trong thị trường startup, nhờ vào nhu cầu ngày càng tăng đối với giáo dục STEM và giải pháp bảo vệ môi trường. Ban giám khảo nhấn mạnh rằng dự án có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là khi nhóm đã xác định được các đối tác chiến lược và có kế hoạch mở rộng thị trường rõ ràng. Sự kết hợp giữa giáo dục và bảo vệ môi trường trong một sản phẩm sáng tạo là yếu tố then chốt giúp dự án nổi bật và hứa hẹn thành công trong tương lai.

Cùng gặp gỡ Nguyễn Việt Anh – “Thuyền trưởng” của GREENAQUA để tìm hiểu thêm về những thông tin thú vị trong quá trình triển khai dự án.

PV: Nguồn cảm hứng nào đã cho các bạn ý tưởng khởi nghiệp độc đáo này? 

3 thành viên của GREENAQUA đều có quãng thời gian tham gia tích cực vào các tổ chức STEM và STEAM. Thông qua quá trình tiếp xúc, trao đổi với giáo viên, học sinh tại các trường THCS và THPT, chúng mình nhận thấy nhu cầu về các sản phẩm STEM, ứng dụng trong giảng dạy đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, ý tưởng khởi nghiệp gắn với sản phẩm STEM đã bắt đầu nảy nở. 

Chúng mình đã nghĩ đến rất nhiều các sản phẩm khác nhau, nhưng cuối cùng đã lựa chọn mô hình thuyền vớt rác tự động kết hợp với AI, bởi đây là một sản phẩm có thể kết hợp được nhiều mảng kiến thức tại THCS và THPT, từ Toán học, Vật lý, Công nghệ đến Tin học. 

Nhóm GREENAQUA nhận giải từ Ban tổ chức.

PV: Bạn có thể mô tả đôi nét về sản phẩm “Thuyền vớt rác bán tự động tích hợp AI” và ý tưởng kinh doanh của nhóm? 

Thuyền vớt rác bán tự động tích hợp AI là một mô hình thuyền được thiết kế để di chuyển trên mặt nước và tự động thu gom rác thải. Được lắp ráp từ bộ kit nên học sinh có thể tham gia vào từng bước của quy trình sản xuất: từ thiết kế, lập trình, cho đến lắp ráp và thử nghiệm thực tế trên môi trường nước.

Thông qua những quá trình trên, học sinh sẽ tìm hiểu và thực hành về lực đẩy Archimedes, cách thức môi trường nước ảnh hưởng đến vật thể chìm nổi hay các kiến thức về cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, đồng thời sử dụng toán học để tính toán kích thước, trọng lực, lực đẩy cần thiết cho thuyền,…Từ đó, học sinh kết nối các kiến thức học trên lớp với thực tế cũng như phát triển các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo. 

Nhóm mình đã thiết lập mô hình kinh doanh với 4 loại hình dịch vụ hướng tới các đối tượng và nhu cầu sử dụng khác nhau: 1. Cho thuê sản phẩm đã lắp theo giờ, 2. Cung cấp các bộ sản phẩm đã lắp sẵn, 3. Cung cấp các bộ phận rời kèm hướng dẫn sử dụng để học sinh và giáo viên có thể tự lắp ráp, 4.  Cung cấp sản phẩm và dịch vụ đào tạo (mentor). 

Đặc biệt, mô hình “Thuyền vớt rác bán tự động tích hợp AI” của nhóm có mức giá rất cạnh tranh chỉ bằng 10-15% so với những sản phẩm ngoại nhập, phù hợp với ngân sách chung của giáo viên, học sinh, phụ huynh. Nhóm hướng tới cung cấp sản phẩm vừa tầm giá, lâu dài và hữu ích. 

Nguyễn Việt Anh thuyết trình về dự án tại vòng chung kết.

PV: Trong quá trình triển khai ý tưởng và khởi chạy dự án, nhóm đã gặp phải những khó khăn gì? 

Trong quá trình triển khai dự án, nhóm đã đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là trong việc tiếp thị, xây dựng uy tín, làm thế nào để thuyết phục khách hàng và các đối tác tiềm năng về giá trị cũng như tính độc đáo của sản phẩm. 

Nhờ vào sự kiên nhẫn và nỗ lực, dần dần, nhóm đã thu hút được sự chú ý và ủng hộ từ phía cộng đồng, bao gồm cả học sinh, giáo viên và các tổ chức giáo dục. STEM SCLASS và KIM GIANG Makerspace đã trở thành những đối tác đầu tiên, góp phần chứng minh cho thấy giá trị và tiềm năng của dự án. Sự ủng hộ này không chỉ là bằng chứng cho việc sản phẩm của nhóm đáp ứng được nhu cầu thực tế mà còn giúp nhóm mở rộng quy mô và phạm vi ảnh hưởng, từ đó tiếp tục phát triển và hoàn thiện sản phẩm.

PV: Bạn có thể bật mí dự định tương lai của GREENAQUA trong việc tiếp tục triển khai dự án này? 

Sau những thành công ban đầu, nhóm tiếp tục đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho dự án. Về ngắn hạn, nhóm hy vọng tăng gấp đôi lượng tiếp cận trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là trên Facebook nhằm tạo ra cộng đồng trực tuyến mạnh mẽ hơn, hỗ trợ quảng bá giá trị và tầm nhìn của dự án. Về dài hạn, song song với việc tăng doanh số bán hàng, nhóm đặt mục tiêu xây dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức STEM, STEAM, các trường THCS và THPT ở khu vực miền Bắc và xây dựng cộng đồng kết nối các giáo viên STEM với kỳ vọng đạt 1000 thành viên. 

Thông qua những mục tiêu này, GREENAQUA không chỉ hướng đến việc cung cấp sản phẩm giáo dục chất lượng mà còn hướng tới việc tạo ra một tác động tích cực và lâu dài trong cộng đồng giáo dục STEM. 

Cảm ơn Nguyễn Việt Anh và chúc nhóm GREENAQUA sẽ có những bước tiến xa hơn nữa trong tương lai. 

 

The post Gặp gỡ Quán quân mùa đầu tiên của “Cuộc thi Cảm hứng sáng tạo USTH” appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/gap-go-quan-quan-mua-dau-tien-cua-cuoc-thi-cam-hung-sang-tao-usth-2023-19751/feed/ 0
Buổi gặp gỡ giữa USTH và Tập đoàn KHKT Hồng Hải tại Việt Nam (Foxconn) https://usth.edu.vn/buoi-gap-go-giua-usth-va-tap-doan-khkt-hong-hai-tai-viet-nam-foxconn-19294/ https://usth.edu.vn/buoi-gap-go-giua-usth-va-tap-doan-khkt-hong-hai-tai-viet-nam-foxconn-19294/#respond Wed, 31 Jan 2024 04:11:30 +0000 https://usth.edu.vn/?p=19294 Ngày 26/01/2024, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đã có buổi gặp gỡ cùng đại diện Tập đoàn KHKT Hồng Hải tại Việt Nam về kế hoạch hợp tác trong thời gian tới. Tham dự buổi gặp, về phía USTH có TS. Trần Giang Sơn – Đồng Trưởng khoa Khoa […]

The post Buổi gặp gỡ giữa USTH và Tập đoàn KHKT Hồng Hải tại Việt Nam (Foxconn) appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Ngày 26/01/2024, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đã có buổi gặp gỡ cùng đại diện Tập đoàn KHKT Hồng Hải tại Việt Nam về kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.

Tham dự buổi gặp, về phía USTH có TS. Trần Giang Sơn – Đồng Trưởng khoa Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông, TS. Hoàng Trung Kiên – Trưởng khoa Khoa Công nghệ và Kỹ thuật ứng dụng, TS. Phạm Văn Nhất – giảng viên khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano, TS. Nguyễn Xuân Trường – Giảng viên Khoa Công nghệ và Kỹ thuật ứng dụng, Bà Đỗ Thị Thùy Trang – Phó Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Bà Nguyễn Ngọc Phượng – Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên; về phía Foxconn, có Bà Nguyễn Kim Xuân – Giám đốc Nhân sự Tổng bộ Việt Nam, Bà Chu Thị Oanh – Cán bộ Phòng Nhân sự.

Sau phần chào mừng và giới thiệu các đại biểu tham dự buổi gặp mặt là phần thuyết trình giới thiệu về USTH và Foxconn.

Buổi gặp gỡ giữa USTH và Tập đoàn KHKT Hồng Hải tại Việt Nam (Foxconn)

USTH đem đến môi trường đào tạo quốc tế chất lượng cao với ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh và đội ngũ giảng viên là những nhà khoa học tận tâm, giàu kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu trong nước và quốc tế. Trường hướng tới đào tạo sinh viên một cách toàn diện thông qua các hoạt động học tập và nghiên cứu phong phú, khuyến khích tính tự chủ và tư duy sáng tạo, đồng thời tạo ra môi trường nuôi dưỡng và phát huy niềm đam mê khoa học. Sinh viên được học tập lý thuyết gắn liền với thực tiễn thông qua các buổi thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại, cơ hội tham gia dự án nghiên cứu cùng giảng viên và các chuyến đi thực tế, thực địa tại các doanh nghiệp, nhà máy lớn…

Tập đoàn KHKT Hồng Hải chính thức đầu tư tại Việt Nam vào năm 2007. Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Tập đoàn đã xây dựng 7 khu nhà xưởng hiện đại tại các khu công nghiệp: Quế Võ, Đại Đồng – Hoàn Sơn, VSIP tại Bắc Ninh; khu công nghiệp Đình Trám, Vân Trung, Quang Châu tại Bắc Giang và khu công nghiệp Đông Mai tại Quảng Ninh với tổng số nhân lực hơn 60.000 công nhân viên, kỹ sư và chuyên gia. Linh kiện kết nối chính xác, tổ hợp linh kiện điện thoại di động, XDSL, STB, Router, IP – Camera, màn hình kích thước nhỏ v.v… là các sản phẩm chủ lực Tập đoàn KHKT Hồng Hải sản xuất tại Việt Nam. Với mong muốn trở thành doanh nghiệp FDI hàng đầu tại Việt Nam, Tập đoàn KHKT Hồng Hải đã tiến hành chuyển giao nhiều kỹ thuật sản xuất hiện đại đến nhà máy tại Việt Nam, nhằm cung cấp cho khách hàng sự phục vụ chất lượng cao, nhanh chóng, linh hoạt và đáng tin cậy. Mang trên mình sứ mệnh kiến tạo tương lai, Tập đoàn KHKT Hồng Hải luôn phấn đấu cho sự hoàn hảo, sáng tạo đổi mới để ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, hướng tới con đường phát triển bền vững.

Trong phần tiếp theo, Bà Nguyễn Kim Xuân – Giám đốc Nhân sự Tổng bộ Việt Nam của Foxconn đã chia sẻ về những lĩnh vực cũng như các hoạt động mà Foxconn mong muốn hợp tác cùng USTH trong tương lai. Cụ thể, hàng năm, Tập đoàn KHKT Hồng Hải tại Việt Nam có 3 hoạt động hướng đến đối tượng sinh viên bao gồm: chương trình trải nghiệm 3 tháng – sinh viên trực tiếp làm việc, tham gia vào dây chuyền sản xuất; chương trình tuyển dụng cán bộ nguồn dành cho sinh viên năm cuối, thực tập và làm việc tại công ty sau tốt nghiệp; chương trình học bổng đại học toàn phần dành cho sinh viên xuất sắc và học bổng thạc sĩ tại Đại học Cao Hùng (Đài Loan). 

Phát biểu trong buổi gặp gỡ, phía đại diện USTH đồng tình và thống nhất với Foxconn về những lĩnh vực hai bên dự kiến hợp tác trong thời gian tới như công nghệ thông tin, kỹ thuật ô tô, vi mạch bán dẫn và công nghệ nano. Đây đều là những lĩnh vực trong thế mạnh đào tạo của USTH, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên bình diện quốc tế.

Đại diện USTH và Foxconn chụp ảnh lưu niệm

Kết thúc buổi gặp gỡ, đại diện USTH và Foxconn đều nhất trí cao với những đề xuất hợp tác ban đầu, đồng thời bày tỏ mong muốn xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài và kỳ vọng vào sự thành công của các dự án trong tương lai. Hai bên sẽ sớm ký kết Biên bản ghi nhớ cũng như triển khai các chương trình hợp tác trong thời gian sớm nhất.

The post Buổi gặp gỡ giữa USTH và Tập đoàn KHKT Hồng Hải tại Việt Nam (Foxconn) appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/buoi-gap-go-giua-usth-va-tap-doan-khkt-hong-hai-tai-viet-nam-foxconn-19294/feed/ 0
USTH đào tạo ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn từ năm 2024 https://usth.edu.vn/usth-dao-tao-nganh-cong-nghe-vi-mach-ban-dan-tu-nam-2024-19203/ https://usth.edu.vn/usth-dao-tao-nganh-cong-nghe-vi-mach-ban-dan-tu-nam-2024-19203/#respond Mon, 15 Jan 2024 08:10:55 +0000 https://usth.edu.vn/?p=19203 Công nghệ vi mạch bán dẫn đang được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, được Chính phủ đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đưa Việt Nam trở thành một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Sở hữu nhiều lợi thế về […]

The post USTH đào tạo ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn từ năm 2024 appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Công nghệ vi mạch bán dẫn đang được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, được Chính phủ đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đưa Việt Nam trở thành một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Sở hữu nhiều lợi thế về cơ sở vật chất, và các hợp tác quốc tế trong triển khai giảng dạy các ngành đào tạo gần như: Khoa học vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano, cũng như ngành Vật lý kĩ thuật và điện tử trong nhiều năm qua, từ năm 2024, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) bắt đầu đào tạo ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành học nhiều tiềm năng này.  

Tiềm năng đột phá của ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn 

Ngành công nghiệp bán dẫn là một trong những ngành công nghiệp lớn trên thế giới và đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, đóng góp trực tiếp vào nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI), internet kết nối vạn vật (IoT), và dữ liệu lớn (Big Data) phát triển như vũ bão. Trong đó, công nghệ vi mạch bán dẫn là phần cốt lõi, xương sống của ngành công nghiệp này. Công nghệ vi mạch bán dẫn sẽ tập trung vào thiết kế, sản xuất và kiểm tra, đóng gói các vi mạch tích hợp (CHIP) nhằm giảm kích thước, tăng tính ổn định và hiệu suất cho các thiết bị điện tử từ phức tạp như siêu máy tính đến hàng điện tử dân dụng đơn giản trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hóa,..

Công nghệ vi mạch bán dẫn – ngành học có tiềm năng phát triển đột phá tại Việt Nam

Việt Nam hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Với nền kinh tế chính trị ổn định và nằm ở trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam sở hữu vị trí chiến lược trong chuỗi vận chuyển cung ứng toàn cầu và là địa điểm lý tưởng cho các nhà sản xuất muốn gia nhập thị trường bán dẫn đang phát triển nhanh trong khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn. Những lợi thế này đã tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam ngày càng thu hút nhiều các tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan…, cũng như tạo nên làn sóng dịch chuyển đầu tư và hợp tác đào tạo kỹ sư thiết kế Chip sang Việt Nam từ một số tập đoàn lớn như Apple, Samsung, Synopsys,…

Xác định vi mạch là một lĩnh vực quan trọng, chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư và phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn nhằm đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu. Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ ngành xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược để phát triển ngành này ở Việt Nam. Đặc biệt là xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn đến năm 2030. 

USTH đón đầu xu hướng nhân lực ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn 

Đón đầu xu hướng phát triển của ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn, với lợi thế về cơ sở vật chất mới được đầu tư và hợp tác quốc tế đã triển khai trong giảng dạy, đào tạo ngành gần: Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano cũng như Vật lý kỹ thuật và Điện tử, từ năm 2024, Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano sẽ đào tạo Công nghệ Vi mạch bán dẫn. 

Sinh viên USTH thực hành trong phòng thí nghiệm về Điện tử

Sau những nghiên cứu và đánh giá về nhu cầu nguồn nhân lực ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn tại Việt Nam, USTH tập trung đào tạo các khối kiến thức và kỹ năng chuyên môn liên quan đến thiết kế, chế tạo và đóng gói, kiểm thử các vi mạch bán dẫn tích hợp. 

Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, trang bị toàn diện cho sinh viên từ kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, đến trình độ tiếng Anh thành thạo và kỹ năng mềm để tự tin gia nhập thị trường lao động toàn cầu hóa ngành học tiềm năng này. 

Đặc biệt, chương trình có sự tham gia tích cực và sâu rộng của các giáo sư, giảng viên, chuyên gia người Pháp đến từ các trường đại học trong và ngoài Liên minh các trường đại học, tổ chức nghiên cứu Pháp vì sự phát triển của USTH (USTH Consortium); cũng như đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các viện chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Vì vậy, các nội dung đào tạo sẽ luôn được cập nhật các kiến thức và công nghệ mới nhất, đảm bảo công tác giảng dạy đạt chuẩn quốc tế. 

Nhà trường có các thiết bị hiện đại để sinh viên học lý thuyết kết hợp chặt chẽ với thực hành

Bên cạnh đó, USTH sở hữu nhiều thế mạnh về cơ sở vật chất khi đào tạo ngành Công nghệ Vi mạch bán dẫn tạo điều kiện để sinh viên học lý thuyết kết hợp chặt chẽ với thực hành. Cụ thể, Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano được đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm đồng bộ từ thiết kế, chế tạo đến kiểm tra đo đạc, đánh giá đặc tính của vật liệu hiện đại như là: các phòng thí nghiệm chế tạo vật liệu bằng phương pháp bốc bay vật liệu màng mỏng dùng chùm điện tử, hệ quang khắc bằng chùm tia UV, hệ đo điện trở bốn mũi dò, hệ CNC mini phay mạch PCB điện tử, hệ hàn dán tự động, tay robot gắp linh kiện, hệ hàn nhúng nhiệt và các thiết bị phát nguồn điều khiển đa năng; các máy phát xung; hệ thống máy đo đạc tín hiệu điện tử: Oscilloscope (nhiều dải đo); keithley 4200; 3390; 2400; 2010; 2000; kèm theo các hệ lock-in SR844; các hệ đo, test mạch và điều khiển hoàn toàn đảm bảo và phù hợp với ngành đào tạo về công nghệ vi mạch bán dẫn. 

Sinh viên thực hành trong phòng thí nghiệm của USTH

Ngoài ra, Nhà trường cũng đang nhận được sự quan tâm, hỗ trợ mạnh mẽ từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc nghiên cứu trong lĩnh vực bán dẫn, có thể kể đến như hệ thống phòng sạch tại Viện Khoa học Vật liệu; hay hệ thống máy đo đạc đánh giá đặc tính chất điện – quang tại Viện Vật Lý. 

Với sự ra đời của ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn, USTH kỳ vọng sẽ trở thành một trong những đơn vị tiên phong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp cho cho ngành công nghiệp “tỷ đô” này tại Việt Nam. 

Năm 2024, USTH tuyển sinh ngành Công nghệ Vi mạch bán dẫn qua 4 phương thức 1. Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Trường tổ chức, 2. Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT kết hợp phỏng vấn, 3. Xét tuyển thẳng theo đề án của Trường và 4. Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tin chi tiết xem tại: https://tuyensinh.usth.edu.vn/

 

The post USTH đào tạo ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn từ năm 2024 appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/usth-dao-tao-nganh-cong-nghe-vi-mach-ban-dan-tu-nam-2024-19203/feed/ 0
Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuỗi chương trình “Tuần lễ Thực tập và Việc làm USTH 2023 – 2024” https://usth.edu.vn/nhung-khoanh-khac-dang-nho-trong-chuoi-chuong-trinh-tuan-le-thuc-tap-va-viec-lam-usth-2023-2024-18914/ https://usth.edu.vn/nhung-khoanh-khac-dang-nho-trong-chuoi-chuong-trinh-tuan-le-thuc-tap-va-viec-lam-usth-2023-2024-18914/#respond Tue, 12 Dec 2023 02:35:44 +0000 https://usth.edu.vn/?p=18914 Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Thực tập và Việc làm USTH 2023 – 2024, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) tiếp tục tổ chức thành công chuỗi chương trình tư vấn – hướng nghiệp của các khoa chuyên môn (diễn ra từ ngày 24/11 đến 08/12/2023). Tuần lễ Thực […]

The post Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuỗi chương trình “Tuần lễ Thực tập và Việc làm USTH 2023 – 2024” appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Thực tập và Việc làm USTH 2023 – 2024, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) tiếp tục tổ chức thành công chuỗi chương trình tư vấn – hướng nghiệp của các khoa chuyên môn (diễn ra từ ngày 24/11 đến 08/12/2023).

Tuần lễ Thực tập và Việc làm là một hoạt động thường niên của USTH nhằm cung cấp cho sinh viên những thông tin hữu ích liên quan đến kỳ thực tập, định hướng nghề nghiệp đồng thời kết nối sinh viên với các nhà tuyển dụng uy tín trong lĩnh vực khoa học – công nghệ – kỹ thuật.

Sau lễ khai mạc “Tuần lễ Thực tập và Việc làm USTH 2023 – 2024” được tổ chức long trọng vào ngày 24/11/2023, USTH đã tiếp nối và triển khai chuỗi chương trình tư vấn – hướng nghiệp theo từng khoa chuyên môn. Hoạt động này nhằm giúp sinh viên có được cái nhìn cụ thể về thị trường lao động cũng như những cơ hội của từng ngành học. Bởi lẽ, mỗi khoa, ngành lại có những tính chất và đặc thù khác nhau. Do đó, Nhà trường luôn nỗ lực trong công tác hỗ trợ đầu ra cho sinh viên, giúp các bạn “săn” được những cơ hội thực tập – việc làm tốt nhất ở cả trong và ngoài nước. 

Trong các buổi tư vấn của khoa chuyên môn, sinh viên được làm rõ hơn về quy trình, thủ tục trong quá trình thực tập và đặc biệt là các mốc thời gian cần lưu ý để hoàn thành kỳ thực tập suôn sẻ, các bạn cũng có thêm “chất liệu” để lựa chọn đề tài phù hợp với khả năng và định hướng bản thân mình. Bên cạnh đó, sinh viên cần chú trọng thể hiện rõ năng lực bản thân với đơn vị mình mong muốn đến thực tập, rèn luyện kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm,… và đừng ngần ngại đề đạt sự hỗ trợ, đồng hành từ phía thầy cô, và Nhà trường. Ngoài ra, chương trình còn mở ra bức tranh lao động chân thực cùng những xu hướng nghề nghiệp trong tương lai từ góc nhìn của các khách mời là cựu sinh viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ doanh nghiệp, viện nghiên cứu,… 

Khép lại Tuần lễ Thực tập và Việc làm USTH 2023 – 2024, Ban Tổ chức hy vọng chương trình đã mang đến cho các bạn sinh viên nhiều thông tin bổ ích. Chúc cho tất cả các bạn sinh viên USTH sẽ có nhiều dấu ấn khó quên trên hành trình thực tập – việc làm sắp tới. 

Dưới đây là những khoảnh khắc đáng nhớ của chương trình:

Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông
Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông
Khoa Vũ trụ và Ứng dụng
Khoa Nước – Môi trường – Hải dương học
Khoa Công nghệ và Kỹ thuật ứng dụng
Khoa Khoa học Sự sống
4 cựu sinh viên (bên trái) và 2 giảng viên (bên phải) Khoa Hàng không tham gia chia sẻ tại buổi tư vấn – hướng nghiệp
Khoa Hàng không
Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano
Khoa Khoa học Cơ bản và Ứng dụng

The post Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuỗi chương trình “Tuần lễ Thực tập và Việc làm USTH 2023 – 2024” appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/nhung-khoanh-khac-dang-nho-trong-chuoi-chuong-trinh-tuan-le-thuc-tap-va-viec-lam-usth-2023-2024-18914/feed/ 0
Gặp gỡ TS. Julien Laverdan, giảng viên người Pháp từ Đại học Lyon 1 (Pháp) https://usth.edu.vn/gap-go-ts-julien-laverdan-giang-vien-nguoi-phap-tu-dai-hoc-lyon-1-phap-17474/ https://usth.edu.vn/gap-go-ts-julien-laverdan-giang-vien-nguoi-phap-tu-dai-hoc-lyon-1-phap-17474/#respond Tue, 25 Jul 2023 07:39:55 +0000 https://usth.edu.vn/?p=17474 TS. Julien Laverdant, Viện Lumière Matière, Đại học Lyon 1 đã gắn bó với chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano tại USTH từ năm 2017. Cùng tiến sĩ chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian đến thăm Việt Nam và giảng dạy tại […]

The post Gặp gỡ TS. Julien Laverdan, giảng viên người Pháp từ Đại học Lyon 1 (Pháp) appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
TS. Julien Laverdant, Viện Lumière Matière, Đại học Lyon 1 đã gắn bó với chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano tại USTH từ năm 2017. Cùng tiến sĩ chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian đến thăm Việt Nam và giảng dạy tại Trường. 

Thầy đã đến Việt Nam và giảng dạy tại USTH rất nhiều lần, vậy điều gì khiến thầy cảm thấy ấn tượng? 

Châu Á thực sự mang đến những trải nghiệm văn hóa độc đáo về mọi khía cạnh đời sống, con người và công việc. Tôi cảm thấy bản thân rất may mắn vì có những người bạn và đồng nghiệp tốt tại Việt Nam. Mỗi năm tôi thường sang Việt Nam một đến hai lần để thăm họ. Thật sự tôi luôn dành một tình cảm đặc biệt đối với văn hóa và con người nơi đây. 

Mối quan hệ giữa thầy và trò tại USTH có sự khác biệt lớn so với ở Pháp. Cũng phải mất một thời gian để tôi thích nghi với môi trường mới nhưng những trải nghiệm tôi có được đều rất đáng giá. Mỗi lần lên lớp, tôi cảm nhận được sự kính trọng các em dành cho mình và cả sự chân thành, cởi mở khi chúng tôi trao đổi về những vấn đề khoa học. 

Viện Lumière Matière, Đại học Lyon 1tin tức khoa học vật liệu tiên tiến

Cơ duyên nào thầy biết đến USTH và yếu tố nào đã thúc đẩy thầy quyết định trở thành giảng viên trong chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano?

Tôi biết đến USTH thông qua nơi tôi đang giảng dạy và nghiên cứu, Đại học Lyon 1, một trong những thành viên thuộc Liên minh vì sự phát triển của USTH (USTH Consortium). Bên cạnh đó, tôi cũng biết đến Việt Nam thông qua những đồng nghiệp mà tôi có mối quan hệ hợp tác hiện đang công tác tại Hà Nội. Tôi luôn có ấn tượng tốt về đất nước và con người Việt Nam. Vì vậy, năm 2017, tôi nhận lời mời giảng dạy môn Vật lý bán dẫn và thiết bị điện tử trong chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano. Với tôi, quyết định này không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt giảng dạy mà còn là cơ hội để tôi phát triển mạng lưới hợp tác nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu sinh. Từ đó đến nay, tôi đã gắn bó với USTH hơn 5 năm, giảng dạy và hướng dẫn nhiều thế hệ sinh viên của Trường. 

Thầy có thể chia sẻ một số kỷ niệm khó quên với sinh viên USTH

Tôi có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ đối với học viên tại USTH. Các bạn biết đấy, là một người thầy, điều tôi cảm thấy vui và tự hào nhất chính là nhìn thấy sự tiến bộ và trưởng thành của học trò, chứng kiến con đường của các em từ học viên thạc sĩ, đến nghiên cứu sinh, sau đó trở thành tiến sĩ và đặc biệt lại có cơ hội hợp tác nghiên cứu với chính các em sau này. Vũ Cẩm Nhung là một trường hợp như vậy. Tôi gặp Nhung khi em ấy đang là học viên thạc sĩ của chương trình Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano tại USTH. Tôi ấn tượng với Nhung thông qua những trao đổi và thảo luận chuyên môn sôi nổi. Chính vì vậy, tôi rất vui khi trở thành thầy hướng dẫn khi Nhung học tiếp chương trình tiến sĩ tại Pháp. Đến bây giờ, tôi và Nhung vẫn giữ liên hệ và tiếp tục hợp tác trong các dự án nghiên cứu. 

Bên cạnh thời gian đứng lớp, tôi cũng thích trò chuyện và giao lưu với học viên sau giờ học. Kỳ học vừa rồi, tôi dạy học viên thạc sĩ năm nhất của chương trình Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano. Các em không chỉ chăm chỉ, có ý thức học tốt mà còn vô cùng thân thiện. Kết thúc môn học, chúng tôi đã có một buổi liên hoan vừa vui vừa ý nghĩa với sự tham gia của các giảng viên khác trong khoa. 

Qua quá trình giảng dạy tại USTH, thầy có đánh giá thế nào về điểm mạnh của chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano? 

Chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano tại USTH trang bị kiến thức, kỹ năng vững chắc và phong phú cho học viên. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực Vật lý và Hóa học tạo nên một chương trình giảng dạy toàn diện và nhất quán. Mặc dù việc nắm vững khối lượng kiến thức tương đương với một học kỳ tại Pháp trong thời gian rút gọn chỉ còn một tuần đôi khi cũng đem đến thách thức cho giảng viên và học viên. Thế nhưng, chúng tôi đều cố gắng đảm bảo chất lượng giảng dạy tốt. Các học viên thạc sĩ có khả năng tiếp thu và bắt kịp với bài giảng nhanh nhờ kiến thức nền tảng khoa học vững chắc được trau dồi trong quá trình học tại USTH. 

Tôi rất vui vì kết quả học tập phản ánh năng lực và nỗ lực của các em trong quá trình học. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi các em ứng tuyển theo học tại các trình độ cao hơn ở các trường đại học, viện nghiên cứu khác hoặc tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. 

Cảm ơn TS. Julien Laverdant vì những trao đổi hết sức thú vị. 

USTH tuyển sinh thạc sĩ chương trình Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano, xem thông tin chi tiết tại www.tuyensinh.usth.edu.vn

The post Gặp gỡ TS. Julien Laverdan, giảng viên người Pháp từ Đại học Lyon 1 (Pháp) appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/gap-go-ts-julien-laverdan-giang-vien-nguoi-phap-tu-dai-hoc-lyon-1-phap-17474/feed/ 0
Hành trình đạt học bổng Erasmus Mundus của nữ sinh viên năm cuối đại học https://usth.edu.vn/hanh-trinh-dat-hoc-bong-erasmus-mundus-cua-nu-sinh-vien-nam-cuoi-dai-hoc-16483/ https://usth.edu.vn/hanh-trinh-dat-hoc-bong-erasmus-mundus-cua-nu-sinh-vien-nam-cuoi-dai-hoc-16483/#respond Wed, 10 May 2023 07:17:27 +0000 https://usth.edu.vn/?p=16483 Nhờ nỗ lực, Lê Tú Anh – sinh viên ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã xuất sắc giành được học bổng Erasmus Mundus để theo học thạc sĩ tại các nước Liên minh châu Âu. Erasmus Mundus là […]

The post Hành trình đạt học bổng Erasmus Mundus của nữ sinh viên năm cuối đại học appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Nhờ nỗ lực, Lê Tú Anh – sinh viên ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã xuất sắc giành được học bổng Erasmus Mundus để theo học thạc sĩ tại các nước Liên minh châu Âu.

Erasmus Mundus là chương trình học bổng giúp các sinh viên có thể theo học thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại ít nhất 2-3 nước thuộc khối Liên minh châu Âu.

Để vượt qua hàng nghìn thí sinh và giành được học bổng, Tú Anh chia sẻ, cô phải vượt qua nhiều áp lực, nỗ lực không ngừng để có được thành quả như ngày hôm nay.

Tú Anh tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) (Ảnh: USTH).

Nỗ lực vượt qua những áp lực từ chính mình

Từ những năm học cấp 3, Tú Anh đã yêu thích các môn khoa học tự nhiên như vật lý và toán học. Cô ngưỡng mộ sự sáng tạo của các nhà khoa học trong việc biến sự hiếu kỳ về thế giới tự nhiên thành những phát minh hữu ích cho con người. Theo thời gian, “ngọn lửa” say mê khoa học được thắp lên trong Tú Anh và trở thành động lực để cô lựa chọn ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano tại USTH.

Tú Anh cảm thấy choáng ngợp bởi các bạn học xung quanh đều xuất phát từ trường chuyên và sở hữu nhiều giải thưởng. Từ đó, Tú Anh thường xuyên so sánh bản thân với những người xung quanh và tự đặt ra áp lực, cố gắng để không thua kém.

Tuy nhiên, theo Tú Anh, vì luôn dùng thành tích của các bạn để làm thước đo cho mình khiến cô rơi vào tình trạng quá tải.

“Mình cho rằng giỏi không phải là yếu tố duy nhất để trở thành nhà khoa học. Mỗi người phải biết cân bằng việc học, công việc, chăm sóc sức khỏe, dành thời gian cho gia đình”, Tú Anh nói.

Tú Anh cho rằng, cần học cách cố gắng nhưng không áp đặt bản thân, cho phép mình nghỉ ngơi khi mệt mỏi, căng thẳng và chấp nhận những điểm số không hoàn hảo. Giữ vững tâm niệm “yêu thích khoa học là đam mê, không phải gánh nặng” là điều mà cô hướng tới và cũng muốn nhắn nhủ đến các bạn có chung tình yêu với khoa học.

Tú Anh thực hành trong phòng thí nghiệm của USTH (Ảnh: USTH).

Được “tiếp lửa” dưới mái nhà USTH 

Môi trường đào tạo và học tập tại USTH là bệ phóng giúp Tú Anh thêm vững bước trên con đường theo đuổi khoa học.

Tú Anh chia sẻ, cô may mắn gặp được những người thầy, người cô tâm huyết, sẵn sàng dành thời gian hỗ trợ sinh viên dù bận rộn.

Cùng với đó, sự giúp đỡ nhiệt tình từ bạn cùng lớp, anh chị khóa trên đã giúp cô bứt phá ranh giới của chính mình và đạt thành tích tốt trong học tập.

“Em cố gắng trong mỗi bài tập được giao, tận dụng những ngày không có tiết học và cả cuối tuần đến phòng thí nghiệm thực hành để trau dồi kinh nghiệm làm việc thực tế”, Tú Anh cho hay.

Không gắn với hình ảnh “mọt sách”, Tú Anh còn tích cực tham gia xây dựng câu lạc bộ Learning Support nhằm giúp đỡ các bạn sinh viên năm nhất trong việc học cũng như cổ vũ phong trào học tập trong trường.

Với thành tích học tập nổi trội cùng sự năng nổ, chăm chỉ, cô xuất sắc giành được nhiều giấy khen và học bổng như giấy khen đoàn viên xuất sắc, giấy khen Hiệu trưởng USTH, học bổng Odon Vallet, học bổng khuyến khích học tập USTH và học bổng thực tập tại Đại học Paris Cité, Pháp.

Tú Anh (hàng trên, thứ hai từ trái qua) cùng các bạn trong câu lạc bộ Learning Support (Ảnh: NVCC).

“Hái quả ngọt” sau bao cố gắng 

Vượt qua hàng nghìn ứng viên, Tú Anh trở thành chủ nhân của học bổng Erasmus Mundus để theo học chương trình thạc sĩ tại Đại học KU Leuven (Bỉ) và Đại học Kỹ thuật Dresden (Đức) khi còn đến 5 tháng nữa mới tốt nghiệp đại học.

Tú Anh cho biết, việc được phát triển dưới môi trường nhiều cơ hội như USTH đã chắp cánh cho ước mơ của bản thân. Tú Anh học bằng tiếng Anh, tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, cập nhật và tích lũy kinh nghiệm qua hoạt động thực hành, nghiên cứu phong phú.

Tú Anh trong chuyến thực tập tại Pháp (Ảnh: NVCC).

Theo Tú Anh, việc lên kế hoạch và chuẩn bị từ sớm rất quan trọng. Chọn chương trình học, chọn trường có lab nghiên cứu phù hợp và giảng viên tốt cần thời gian tìm hiểu kỹ. Do đó, từ năm thứ 2, cô đã bắt đầu quá trình này và đầu tư thời gian để hoàn thiện CV, thư bày tỏ nguyện vọng và xin thư giới thiệu từ thầy cô.

“Muốn trở thành ứng viên sáng giá, bạn cần làm nổi bật được ưu điểm của bản thân và chứng minh được sự phù hợp của mình với chương trình muốn ứng tuyển. Đặt mục tiêu rõ ràng, không phủ nhận bản thân, cố gắng hết sức thì kết quả đạt được luôn là câu trả lời xứng đáng nhất dành cho bạn”, Tú Anh chia sẻ.

 

The post Hành trình đạt học bổng Erasmus Mundus của nữ sinh viên năm cuối đại học appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/hanh-trinh-dat-hoc-bong-erasmus-mundus-cua-nu-sinh-vien-nam-cuoi-dai-hoc-16483/feed/ 0
“Mùa vàng” bội thu học bổng thực tập của sinh viên Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano https://usth.edu.vn/mua-vang-boi-thu-hoc-bong-thuc-tap-cua-sinh-vien-khoa-khoa-hoc-vat-lieu-tien-tien-va-cong-nghe-nano-16293/ https://usth.edu.vn/mua-vang-boi-thu-hoc-bong-thuc-tap-cua-sinh-vien-khoa-khoa-hoc-vat-lieu-tien-tien-va-cong-nghe-nano-16293/#respond Wed, 19 Apr 2023 07:01:44 +0000 https://usth.edu.vn/?p=16293 Năm học 2022-2023 là một năm học với nhiều tin vui đối với thầy trò khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano khi có tới 5 sinh viên, học viên thạc sĩ được nhận học bổng thực tập của Đại học Paris Cité, Pháp. Đại học Paris Cité, Pháp là một […]

The post “Mùa vàng” bội thu học bổng thực tập của sinh viên Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Năm học 2022-2023 là một năm học với nhiều tin vui đối với thầy trò khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano khi có tới 5 sinh viên, học viên thạc sĩ được nhận học bổng thực tập của Đại học Paris Cité, Pháp.

Đại học Paris Cité, Pháp là một thành viên thuộc Liên minh các trường đại học và tổ chức nghiên cứu Pháp vì sự phát triển của USTH (USTH Consortium), đồng thời là một đối tác về đào tạo quan trọng của Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano.

Đại học Paris Cité được thành lập năm 2019 sau sự hợp nhất của các trường Đại học Paris Descartes (Paris 5), Paris Diderot (Paris 7) và Viện Vật lý Địa cầu. 

Trong nhiều năm qua, USTH đã đón nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu của Đại học Paris Cité sang giảng dạy và nghiên cứu tại Trường. Trong khi đó, nhiều sinh viên USTH đã lựa chọn Đại học Paris Cité là địa điểm thực tập và học tiếp thạc sĩ, tiến sĩ. Năm 2023, 5 sinh viên, học viên Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano đã giành được học bổng thực tập tại đây gồm có:

  • Lê Tú Anh, sinh viên năm cuối chương trình đại học Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano
  • Nguyễn Diệu Linh, học viên năm 1, chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano
  • Đinh Thị Duyên, học viên năm 2, chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano
  • Nguyễn Cát Lượng, học viên năm 2, chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano
  • Nguyễn Thu Hà, học viên năm 2, chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano.

Thời gian thực tập của các sinh viên và học viên sẽ kéo dài từ 3-6 tháng tại Phòng thí nghiệm “Giao diện, Xử lý, Tổ chức và Động học của Hệ thống” (viết tắt là ITODYS). 

Chia sẻ về cảm xúc khi nhận được học bổng thực tập tại Đại học Paris Cité, Nguyễn Diệu Linh cho biết: “Mình cảm thấy rất vui, háo hức, mong đợi những trải nghiệm thú vị ở một môi trường mới trong kỳ thực tập sắp tới. Đối với mình, đây là cơ hội tuyệt vời để học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ và cải thiện kỹ năng của bản thân.”

 

Nguyễn Diệu Linh cho rằng chính “những lời động viên, những cái vỗ vai và cả những lời nhắc nhở nghiêm khắc của thầy cô” đã trở thành “kim chỉ nam” giúp bạn vượt qua áp lực, bế tắc để có được kết quả học tập tốt, thành công nhận được học bổng. “Thầy cô vừa là người truyền cảm hứng, vừa là người đồng hành, dạy dỗ, uốn nắn “đám trẻ” chúng mình. Có lẽ bất kì một sinh viên nào sau khi ra trường cũng không quên được những giờ dạy tràn đầy tâm huyết, những lời nhắn nhủ cuối những buổi học online vì Covid: “Đừng để bản thân bị stress nhé!”, “Hãy cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi nhé!”, và cả những lúc thầy cô nghiêm khắc nhắc nhở.”

Một tin vui nữa đến với thầy trò của Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano, đó là Lê Tú Anh, sau khi nhận học bổng thực tập tại Đại học Paris Cité đã tiếp tục nhận được học bổng Erasmus Mundus để theo học chương trình thạc sĩ tại Bỉ và Đức dù chưa kết thúc chương trình đại học.

Đầu tháng 4, Tú Anh đã lên đường sang Pháp để bắt đầu kỳ thực tập của mình.

Chúc mừng thầy trò Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano. Hy vọng trong thời gian tới, sinh viên, học viên của Khoa tiếp tục ghi dấu ấn của mình tại nhiều trường đại học trên thế giới. 

The post “Mùa vàng” bội thu học bổng thực tập của sinh viên Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/mua-vang-boi-thu-hoc-bong-thuc-tap-cua-sinh-vien-khoa-khoa-hoc-vat-lieu-tien-tien-va-cong-nghe-nano-16293/feed/ 0
“Sự chủ động và kiên trì là hành trang quý báu tôi nhận được từ USTH.” https://usth.edu.vn/su-chu-dong-va-kien-tri-la-hanh-trang-quy-bau-toi-nhan-duoc-tu-usth-16189/ https://usth.edu.vn/su-chu-dong-va-kien-tri-la-hanh-trang-quy-bau-toi-nhan-duoc-tu-usth-16189/#respond Thu, 13 Apr 2023 07:12:40 +0000 https://usth.edu.vn/?p=16189 Từng là học viên chương trình thạc sĩ ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano, tháng 3 vừa qua, Nguyễn Thị Lệ, kỹ sư cao cấp tại Bộ phận R&D của Công ty BoViet đã trở về trường với tư cách giảng viên mời từ doanh nghiệp để giảng dạy tại […]

The post “Sự chủ động và kiên trì là hành trang quý báu tôi nhận được từ USTH.” appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Từng là học viên chương trình thạc sĩ ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano, tháng 3 vừa qua, Nguyễn Thị Lệ, kỹ sư cao cấp tại Bộ phận R&D của Công ty BoViet đã trở về trường với tư cách giảng viên mời từ doanh nghiệp để giảng dạy tại Trường. Cô gái nhỏ nhắn với nụ cười tươi tắn đã vượt qua nhiều thử thách để có được những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp như ngày hôm nay.

Đối mặt với thử thách 

Nguyễn Thị Lệ hoàn thành chương trình đại học tại Đại học Khoa học Thái Nguyên. Với kết quả học tập xuất sắc, Lệ được trường giữ lại trở thành giảng viên tạo nguồn. Thầy Trưởng khoa nơi Lệ công tác đã định hướng cô theo học chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano của USTH. Lệ chia sẻ: “Thầy đánh giá cao môi trường học tập của USTH nơi sinh viên được học bằng tiếng Anh và có cơ hội học tập dưới sự giảng dạy của các nhà khoa học quốc tế, nên đã giới thiệu và động viên mình theo học tại đây.”

Bước vào chương trình học thạc sĩ của USTH, Lệ đối mặt với không ít thử thách. Đầu tiên đến từ trở ngại về ngoại ngữ. Lệ tâm sự: “Mình đến từ Bắc Giang, một thành phố nhỏ nên không có điều kiện học tiếng Anh từ sớm. Nhờ khóa học bổ trợ, mình có thể cải thiện phần nào trình độ ngoại ngữ để bắt đầu nhịp học mới.”

Mặc dù vậy, thời gian đầu học chuyên ngành bằng tiếng Anh, Lệ có cảm giác như bước vào một cuộc “phiêu lưu mạo hiểm” với những thuật ngữ phức tạp. Lệ tự nhủ với bản thân phải kiên trì, nỗ lực mỗi ngày. Bên cạnh đó, các thầy cô giáo người nước ngoài luôn đồng cảm và hỗ trợ học viên nhiệt tình. Thầy cô tìm các cách giải thích dễ hiểu, thậm chí dùng cả ngôn ngữ cơ thể, dành thời gian nhiều hơn để giảng giải cho học viên các vấn đề đang vướng mắc. Nhờ vậy, sau học kỳ đầu tiên, Lệ đã vượt qua được rào cản ngoại ngữ trong mỗi tiết học. 

Thử thách tiếp theo đến từ các môn chuyên ngành. Cụ thể chương trình năm đầu có các môn về Vật lý như Vật lý chất rắn, Thuyết lượng tử. Lệ học ngành Công nghệ Sinh học ở đại học nên thế mạnh của cô nàng không phải môn Vật lý. Do đó, Lệ gặp khó khăn khi tiếp thu các kiến thức trên lớp. Muốn bắt kịp với các bạn trong lớp, cô nàng buộc phải cố gắng gấp nhiều lần. Tự học, tự nghiên cứu tài liệu liên quan bằng tiếng Việt và tiếng Anh là phương pháp Lệ áp dụng để khắc phục những “lỗ hổng” về kiến thức. 

Lệ cho rằng quãng thời gian học tập tại USTH đã rèn luyện cho cô nàng sự kiên trì và tính chủ động – hành trang quý báu theo Lệ trên mỗi chặng đường sự nghiệp sau này. 

Trải nghiệm đáng nhớ 

Đến năm thứ 2 chương trình thạc sĩ, Lệ có cơ hội đi thực tập tại Đại học Aix Marseille, Pháp. Cô nàng chia sẻ: “Lần đầu tiên, mình được ra nước ngoài và làm việc trong một môi trường quốc tế với các bạn đến từ nhiều quốc gia đến thế. Đó thực sự là một kỷ niệm khó quên, đã đem đến cho mình một trải nghiệm đáng nhớ.” 

Lệ  hoàn toàn bất ngờ với phong cách và tiến độ làm việc của các sinh viên, nghiên cứu sinh trong lab mà cô nàng thực tập. “Họ rất chủ động và không ngần ngại ở lại đến tối muộn để hoàn thành công việc của mình.” 

Mặc dù vậy, nhờ những kỹ năng bồi dưỡng được ở USTH từ tiếng Anh đến các khả năng làm việc độc lập hay theo nhóm, Lệ nhanh chóng thích nghi hòa nhập với môi trường mới và bắt kịp với các thành viên khác trong nhóm. 

Lệ chụp ảnh tại nơi làm việc, công ty Boviet 

Bước ngoặt sự nghiệp 

Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, một bước ngoặt sự nghiệp đã đến với Lệ khi cô nàng quyết định nhận lời mời làm việc cho Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm (R&D) của Công ty BoViet, một trong những công ty sản xuất pin mặt trời đầu tiên tại Việt Nam. Lệ chia sẻ: “Ban đầu, mình chỉ mang theo tâm lý tò mò, muốn thử sức bản thân khi tham gia phỏng vấn tại công ty. Nhưng không ngờ, trong buổi phỏng vấn, mình đã được gặp gỡ với TS. Chung-Han Wu, nguyên Giám đốc kỹ thuật, phụ trách R&D Công ty BoViet, một người có chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực Khoa học Vật liệu. Mình đã bị thuyết phục và quyết định chuyển hướng công tác.” 

Lệ cho biết cô nàng gắn bó với Bộ phận R&D tại BoViet đến nay đã được hơn 7 năm. Bắt đầu từ vị trí trợ lý kỹ sư với nhiều bỡ ngỡ, Lệ dần được đề bạt lên các vị trí cao hơn như kỹ sư, kỹ sư cao cấp và hiện tại là quản lý. 

Theo Lệ, một kỹ sư R&D có nhiều điểm giống với nhà nghiên cứu trong môi trường học thuật. Cụ thể tại Boviet, Lệ cùng với các đồng nghiệp tham gia vào quá trình nghiên cứu, chế tạo nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành các tấm pin mặt trời. Họ cũng sẽ nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các công nghệ mới trên thế giới và tiến hành làm các thí nghiệm. Tuy nhiên, thay vì triển khai ở lab như tại các trường đại học hay viện nghiên cứu, kỹ sư R&D sẽ làm trực tiếp trên dây chuyền sản xuất với quy mô tăng dần hướng tới chuyển giao công nghệ để sản xuất đại trà. 

“Môi trường làm việc tại doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải có kỹ năng làm việc linh hoạt. Bạn vừa phải tự chủ động lên kế hoạch công việc cho bản thân, lại phải biết phối hợp với các thành viên khác ở trong nhóm. Ví dụ như ở Bộ phận R&D tại BoViet có 20 thành viên, mỗi người phụ trách một công đoạn. Mỗi một dự án thành công là kết quả của sự phối kết hợp của từng đó thành viên và sự nỗ lực của từng cá nhân.” Lệ chia sẻ. 

Lệ giới thiệu về quy trình sản xuất của Công ty Boviet cho sinh viên USTH.

Cô nàng cũng trải lòng về những hy sinh thầm lặng của những kỹ sư R&D đằng sau mỗi dự án: “Mỗi thí nghiệm để thành công có thể phải trải qua hàng trăm, hàng nghìn lần thất bại. Để kịp tiến độ, có khi mình phải làm việc đến 12h đêm hay thậm chí phải thức thâu đêm để trông thí nghiệm.” Dù vất vả nhưng được chứng kiến thành quả của bản thân, hiện hữu trên mỗi sản phẩm khiến Lệ cảm thấy hạnh phúc và tự hào. 

Tháng 3 vừa qua, Lệ được BoViet cử sang USTH với tư cách giảng viên mời để giảng dạy trong chương trình Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano trình độ đại học. Trở về trường trên cương vị mới, Lệ hy vọng các bạn sinh viên sẽ tích lũy được kiến thức bổ ích sau mỗi bài giảng của mình và cũng mong chờ được đón thêm nhiều sinh viên của trường đến BoViet thực tập và làm việc trong Bộ phận R&D. 

Công ty BoViet là một trong năm công ty do Tập đoàn Boway Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam. Công ty chú trọng nghiên cứu, sản xuất chip đơn tinh thể, chip đa tinh thể, tổ kiện năng lượng mặt trời, các sản phẩm điện tử quang điện năng lượng mặt trời mới, chủ yếu dùng trong gia đình, công nghiệp và các trạm điện lớn. Từ năm 2016, Boviet đã trở thành đối tác thân thiết của USTH, không chỉ cử kỹ sư tham gia giảng dạy tại Trường mà còn tuyển dụng nhiều sinh viên đến thực tập, làm việc.

 

The post “Sự chủ động và kiên trì là hành trang quý báu tôi nhận được từ USTH.” appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/su-chu-dong-va-kien-tri-la-hanh-trang-quy-bau-toi-nhan-duoc-tu-usth-16189/feed/ 0
Hành trình đến với USTH của TS. Fayna Mammeri, Đại học Paris Cité, Pháp https://usth.edu.vn/hanh-trinh-den-voi-usth-cua-ts-fayna-mammeri-dai-hoc-paris-cite-phap-16045/ https://usth.edu.vn/hanh-trinh-den-voi-usth-cua-ts-fayna-mammeri-dai-hoc-paris-cite-phap-16045/#respond Thu, 06 Apr 2023 07:34:31 +0000 https://usth.edu.vn/?p=16045 TS. Fayna Mammeri, Đại học Paris Cité, Pháp đã thân thuộc với USTH trong nhiều năm liền, nhưng năm nay, lần đầu tiên cô đến USTH với tư cách giảng viên của chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano. Cô đã có những trao đổi thú vị với […]

The post Hành trình đến với USTH của TS. Fayna Mammeri, Đại học Paris Cité, Pháp appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
TS. Fayna Mammeri, Đại học Paris Cité, Pháp đã thân thuộc với USTH trong nhiều năm liền, nhưng năm nay, lần đầu tiên cô đến USTH với tư cách giảng viên của chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano. Cô đã có những trao đổi thú vị với chúng tôi về những kỷ niệm khó quên đối với Việt Nam và sinh viên tại USTH.

Cảm động bởi lòng tốt của con người Việt Nam

TS. Fayna Mammeri chia sẻ quyết định giảng dạy tại USTH không phải là một quyết định đột xuất mà là kết quả của tình yêu và sự tôn trọng của cô đối với đất nước và con người Việt Nam. Trước khi trở thành giảng viên của USTH, TS. Fayna Mammeri đã đến thăm Việt Nam hai lần cùng chồng –  là đồng nghiệp của cô tại Đại học Paris Cité và cũng giảng dạy tại chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano ở USTH.

Càng khám phá Việt Nam, cô càng yêu mến vẻ đẹp và nền văn hóa phong phú, độc đáo của mảnh đất hình chữ S. Cô đã đặt chân đến nhiều thành phố từ Nam tới Bắc và bị chinh phục bởi không khí sống động, lòng hiếu khách và vẻ đẹp độc đáo của những danh lam thắng cảnh có một không hai tại đây. Nếu những hối hả, nhộn nhịp của các thành phố lớn như Hà Nội và Tp. HCM khiến TS. Fayna Mammeri cảm thấy cuốn hút và phấn khích thì sự yên bình của những thành phố nhỏ lại làm cô buông bỏ lo âu, đắm mình trong những phút giây thư giãn. Hai thành phố Huế và Hội An để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng TS. Fayna Mammeri. Vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam với những khối kiến trúc vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn, phảng phất nét phong xưa. Cô đặc biệt yêu thích bầu không khí yên tĩnh mỗi lần viếng thăm các khu đền chùa và được tận mắt chứng khiến những nghi thức tôn giáo tại đây.

Không chỉ vậy, trải nghiệm đến thăm chợ nổi tại miền Tây để lại ấn tượng khó quên với TS. Fayna Mammeri. Những chiếc thuyền chở đầy ắp hoa quả, với những màu sắc khác nhau, được bày biện sáng tạo, độc đáo. Khung cảnh trên bến, dưới thuyền náo nhiệt của khu chợ nổi tạo thành một bữa tiệc chiêu đãi không chỉ thị giác, mà cả thính giác và xúc giác của khách tham quan.

Nhưng trên tất cả, điều chạm đến trái tim của TS. Fayna Mammeri chính là sự nhiệt thành và hiếu khách của người Việt Nam. Lòng tốt của những người dân địa phương ở mỗi nơi từng ghé qua khiến TS. Fayna Memmeri cảm thấy ấm áp và xúc động. Cô chia sẻ: “6 năm trước, gia đình tôi đi du xuân với cán bộ, giảng viên USTH. Địa điểm tham quan rất đông và chúng tôi phải xếp hàng rất dài và là nhóm du khách nước ngoài duy nhất. Khi đó, con gái chúng tôi còn khá nhỏ, những người dân đứng kế bên đã bắt chuyện, tươi cười, cho chúng tôi đồ ăn vặt, cố gắng khiến chúng tôi cảm thấy thoải mái. Tôi vô cùng cảm kích trước hành động và sự thân thiện của họ.”

Mối nhân duyên với USTH 

TS. Fayna Mammeri chia sẻ trong những năm qua, cô đã có cơ hội hướng dẫn 01 cựu sinh viên, 2 học viên thạc sĩ và 01 sinh viên đại học từ Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano đến thực tập tại Đại học Paris Cité, Pháp. Cô đánh giá cao tinh thần cầu tiến, ham học hỏi và khả năng thích nghi nhanh với môi trường mới của những thực tập sinh đến từ USTH. Vì vậy, khi nhận được lời đề nghị giảng dạy cho chương trình thạc sĩ Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano tại USTH năm 2022 cô đã không ngần ngại đồng ý. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại được áp dụng tại Việt Nam và Pháp, cô đã không thể đến Việt Nam để giảng dạy trực tiếp, thay vào đó là những tiết học online. Từ hai đầu cầu Việt Nam – Pháp, dù chỉ nhìn thấy và tương tác với nhau qua màn hình máy tính, cô và trò tại USTH đã có những trải nghiệm mà TS. Fayna Memmeri đánh giá là “vô cùng quý giá”.

Bước sang tháng 2 năm 2023, lần đầu tiên cô đến USTH trên cương vị giảng viên. Trong quá trình giảng dạy, cô cảm nhận rõ nét lợi thế, tạo nên “chất riêng” của sinh viên USTH. “Việc được tiếp xúc với những công việc trong phòng thí nghiệm sớm trong chương trình học mang đến lợi thế lớn cho sinh viên. Các em thường xuyên có những cách tiếp cận mới và sáng tạo với những kiến thức tôi đưa ra trên lớp.” Cô chia sẻ. 

TS. Fayna Mammeri chia sẻ sinh viên trong lớp làm cô nhớ đến Phương – một sinh viên ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano từng thực tập dưới sự hướng dẫn của cô tại Pháp. Phương không chỉ có khả năng làm việc độc lập mà còn hỗ trợ hiệu quả cho các nghiên cứu sinh Pháp làm cùng phòng lab, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến và ý tưởng mới cho dự án họ đang triển khai. TS. Fayna Mammeri thấu hiểu tầm quan trọng của thực hành đối với sinh viên, do đó cô đánh giá cao phương pháp giảng dạy tập trung phát triển kỹ năng thực hành và tư duy phân tích của sinh viên của USTH. 

TS. Fayna Mammeri trong một buổi học tại USTH

Mặc dù thời gian giảng dạy ở USTH không dài nhưng cũng đủ để TS. Fayna Mammeri cảm nhận được sự chân thành và quan tâm của sinh viên đối với cô. Cô tâm sự: “Khi đứng trên bục giảng, tôi  không muốn bản thân chỉ là một giảng viên đơn thuần. Tôi muốn tạo ra sự kết nối với sinh viên và học hỏi từ họ. Học trò trong lớp tôi giảng dạy tại USTH rất ngọt ngào và tốt bụng. Khi các trò ấy biết tôi thích móc len, họ đã móc tặng tôi một bông hoa.” TS. Fayna Mammeri hi vọng sẽ được chào đón nhiều sinh viên USTH đến với phòng thí nghiệm của cô tại Đại học Paris Cité và xây dựng được mối quan hệ hợp tác nghiên cứu với các giảng viên tại Trường. 

Là một nhà nghiên cứu dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ nano, TS. Fayna Mammeri gửi lời nhắn nhủ tới các bạn sinh viên – những nhà khoa học tương lai: “Hãy trân trọng mọi cơ hội để tích lũy kinh nghiệm quý báu, từ đó tìm ra lĩnh vực nghiên cứu mình muốn theo đuổi. Đừng ngần ngại đề nghị tham gia các dự án nghiên cứu với giảng viên của mình, dũng cảm lựa chọn đi thực tập nước ngoài, tận hưởng cuộc sống sinh viên nhiều màu sắc…” 

Cô cũng nhấn mạnh ý nghĩa của việc lựa chọn môi trường thân thiện với những đồng nghiệp tốt đối với các nhà nghiên cứu trẻ, đồng thời khuyên các bạn sinh viên mạnh dạn lựa chọn con đường chưa ai từng đi. “Đừng sợ sai lầm hay vấp ngã. Học hỏi từ sai lầm của chính mình. Thành công sẽ đến với sự kiên trì và nhẫn nại”. 

Cảm ơn TS. Fayna Mammeri vì những chia sẻ ý nghĩa. Chúc cô sẽ có thêm nhiều kỷ đẹp với Việt Nam và USTH.

Đại học Paris Cité, Pháp  là một thành viên thuộc Liên minh các trường đại học và tổ chức nghiên cứu Pháp vì sự phát triển của USTH, đồng thời là một đối tác về đào tạo quan trọng của Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano. Trong nhiều năm qua, USTH đã đón nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu của Đại học Paris Cité sang giảng dạy và nghiên cứu tại Trường. Trong khi đó, nhiều sinh viên USTH đã lựa chọn Đại học Paris Cité trở thành địa điểm thực tập và học tiếp thạc sĩ, tiến sĩ. Năm 2023, 5 sinh viên, học viên Khoa Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano đã giành được học bổng thực tập tại đây. 

 

The post Hành trình đến với USTH của TS. Fayna Mammeri, Đại học Paris Cité, Pháp appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/hanh-trinh-den-voi-usth-cua-ts-fayna-mammeri-dai-hoc-paris-cite-phap-16045/feed/ 0