Báo chí nói về USTH https://usth.edu.vn/bao-chi-noi-ve-usth/ Mon, 18 Mar 2024 02:50:01 +0000 vi hourly 1 Ngành học có 2 sinh viên sau tốt nghiệp làm việc ở NASA hấp dẫn nhờ điều gì? https://usth.edu.vn/nganh-hoc-co-2-sinh-vien-sau-tot-nghiep-lam-viec-o-nasa-hap-dan-nho-dieu-gi-19655/ https://usth.edu.vn/nganh-hoc-co-2-sinh-vien-sau-tot-nghiep-lam-viec-o-nasa-hap-dan-nho-dieu-gi-19655/#respond Mon, 18 Mar 2024 02:49:31 +0000 https://usth.edu.vn/?p=19655 Ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh ở Việt Nam mới ở những bước đầu tiên, sẽ mở ra cơ hội, triển vọng phát triển cho các thế hệ trẻ tương lai. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội – USTH (còn gọi là Trường Đại học Việt Pháp) […]

The post Ngành học có 2 sinh viên sau tốt nghiệp làm việc ở NASA hấp dẫn nhờ điều gì? appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ vệ tinh ở Việt Nam mới ở những bước đầu tiên, sẽ mở ra cơ hội, triển vọng phát triển cho các thế hệ trẻ tương lai.

The post Ngành học có 2 sinh viên sau tốt nghiệp làm việc ở NASA hấp dẫn nhờ điều gì? appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/nganh-hoc-co-2-sinh-vien-sau-tot-nghiep-lam-viec-o-nasa-hap-dan-nho-dieu-gi-19655/feed/ 0
Hành trình chinh phục công ty dược Mỹ của cựu sinh viên USTH https://usth.edu.vn/hanh-trinh-chinh-phuc-cong-ty-duoc-my-cua-cuu-sinh-vien-usth-17375/ https://usth.edu.vn/hanh-trinh-chinh-phuc-cong-ty-duoc-my-cua-cuu-sinh-vien-usth-17375/#respond Mon, 24 Jul 2023 02:42:27 +0000 https://usth.edu.vn/?p=17375 Trịnh Thùy Linh du học Mỹ sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), từng bước vượt qua hơn 10 buổi phỏng vấn của Genentech (Mỹ). Cô tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Sinh học và Dược học (hiện là Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc) […]

The post Hành trình chinh phục công ty dược Mỹ của cựu sinh viên USTH appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Trịnh Thùy Linh du học Mỹ sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), từng bước vượt qua hơn 10 buổi phỏng vấn của Genentech (Mỹ).

Cô tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Sinh học và Dược học (hiện là Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc) khóa 2012-2015 tại USTH. Sau đó, cô gái trẻ tiếp tục sự nghiệp học vấn ở Mỹ, lấy bằng Tiến sĩ chuyên ngành Công nghệ tế bào và sinh học phát triển tại Đại học Vanderbilt.

Thùy Linh yêu thích khoa học và muốn trở thành nhà nghiên cứu từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong chương trình tư vấn hướng nghiệp tại trường cấp ba, cô có cơ hội gặp gỡ GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu – nhà khoa học Vật lý hàng đầu tại Việt Nam. Ông đã chia sẻ về mô hình đào tạo, tầm nhìn và mục tiêu đóng góp cho nền khoa học Việt Nam của USTH. Những điều này là động lực để cô gái nhỏ quyết tâm trở thành một trong những thế hệ sinh viên đầu tiên của trường.

Thùy Linh (ở giữa) với các giảng viên tại Đại học Vanderbilt. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tại đây, Thùy Linh tìm thấy niềm đam mê lớn đối với tế bào gốc. Cô tiếp cận và tìm hiểu về tế bào gốc lần đầu thông qua bài giảng tại USTH và bị thu hút mạnh mẽ bởi sức mạnh, tiềm năng vô hạn của loại tế bào này trong y học. Với khả năng “biệt hóa” thành các tế bào chuyên biệt trong cơ thể người, tế bào gốc giống như một liều thuốc chữa lành, có khả năng thay thế các tế bào, mô, cơ quan bị hư hại hoặc có nguy cơ bị hư hại.

“Tế bào gốc mang đến hy vọng sống cho những bệnh nhân mắc các căn bệnh nan y, từng được coi là “vô phương cứu chữa”, cô nói thêm.

Khao khát khám phá đã trở thành động lực thôi thúc cô gái Hà Nội tìm kiếm cơ hội thực tập để tìm hiểu sâu hơn về những phương pháp nghiên cứu và phát triển loại tế bào này. Với tinh thần làm việc nghiêm túc và cầu tiến, Linh được trao cơ hội thực tập tại các phòng thí nghiệm về tế bào gốc tại Việt Nam, Pháp và Mỹ. Sau một thời gian học hỏi, cô càng say mê và quyết tâm theo đuổi hướng nghiên cứu này tại các bậc học cao hơn.

Thùy Linh trong Lễ tốt nghiệp tại Đại học Vanderbilt. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thùy Linh sở hữu thành tích học tập xuất sắc với ba năm liền nhận học bổng của USTH, kinh nghiệm nghiên cứu dày dặn tích lũy qua các kỳ thực tập trong nước và quốc tế. Do đó, cô xuất sắc giành học bổng toàn phần chương trình tiến sĩ tại Đại học Vanderbilt, một trong những trường đại học hàng đầu nước Mỹ về khoa học công nghệ.

Cựu sinh viên USTH kể lại, với kiến thức tích lũy tại trường, cô xây dựng nền tảng vững chắc, từ đó, nhanh chóng làm quen và bắt kịp với môi trường mới. “Tôi được thầy cô hướng dẫn đánh giá rất tốt, không hề thua kém sinh viên Mỹ và các nước khác về trình độ tiếng Anh, kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm, thuyết trình”, cô nói thêm.

Sinh viên tại Mỹ có tinh thần chủ động, tư duy phản biện cao và không ngại đặt câu hỏi hay đưa ra ý kiến cá nhân trong các buổi thảo luận. Vì vậy, trong một tập thể ưu tú, Linh buổi phải bước ra khỏi lớp “vỏ ốc” an toàn để bản thân không bị bỏ lại phía sau.

Thùy Linh tại công ty Genentech. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Thời gian đầu, mỗi lần phát biểu, tôi rất run. Tuy nhiên, để tiến bộ, tôi tự dặn ‘không có câu hỏi nào là ngu ngốc’. Khi không giải quyết được vấn đề, cách tốt nhất là chia sẻ khó khăn đó với thầy cô, bạn bè thay vì ngại ngùng hay tự ti”, nữ tiến sĩ nói thêm.

Bằng sự nỗ lực và kiên trì, Thùy Linh đã có các công bố khoa học về công nghệ tế bào gốc trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành uy tín tại Mỹ và nhận nhiều giải thưởng do Đại học Vanderbilt trao tặng.

Sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ, đầu năm 2023, cô trải qua hơn 10 buổi phỏng vấn, vượt qua nhiều ứng cử viên và trúng tuyển Genentech – công ty công nghệ sinh học và dược học lâu đời tại Mỹ, nơi quy tụ nhiều anh tài đến từ các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, Yale, Stanford, Oxford, Cambridge…

Cựu sinh viên USTH cho biết, cô sẽ tiếp tục theo đuổi hướng nghiên cứu về công nghệ tế bào và y học tái tạo sử dụng công nghệ sinh học đơn bào cùng trí tuệ nhân tạo. Nữ tiến sĩ làm việc dưới sự dẫn dắt của GS. Aviv Regev – nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực Sinh học tính toán và là nhà khoa học cô ngưỡng mộ, yêu mến từ trước.

Nhìn lại chặng đường đã đi qua, Linh chia sẻ, du học và phát triển sự nghiệp tại nước ngoài không phải là một hành trình dễ dàng. Từ kinh nghiệm của bản thân, cô nhận định mỗi người cần biết gõ cửa tìm sự giúp đỡ, biết cách xây dựng mối quan hệ và tìm được người thầy có tâm để dẫn dắt bản thân trưởng thành về mặt chuyên môn, đồng thời, mang đến những cơ hội nghề nghiệp sáng giá.

Theo Vnexpress

The post Hành trình chinh phục công ty dược Mỹ của cựu sinh viên USTH appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/hanh-trinh-chinh-phuc-cong-ty-duoc-my-cua-cuu-sinh-vien-usth-17375/feed/ 0
Chàng trai Pháp gốc Việt chọn ĐH USTH để tìm về cội nguồn https://usth.edu.vn/chang-trai-phap-goc-viet-chon-dh-usth-de-tim-ve-coi-nguon-17370/ https://usth.edu.vn/chang-trai-phap-goc-viet-chon-dh-usth-de-tim-ve-coi-nguon-17370/#respond Mon, 24 Jul 2023 02:34:28 +0000 https://usth.edu.vn/?p=17370 Từ bé, những câu chuyện về đất nước và con người Việt Nam đã khiến chàng trai Pháp gốc Việt Quentin Phan khao khát khám phá mảnh đất, nơi bố mẹ anh đã sinh ra và lớn lên. Đó chính là động lực thôi thúc Quentin Phan quyết định lựa chọn thực tập tại Việt […]

The post Chàng trai Pháp gốc Việt chọn ĐH USTH để tìm về cội nguồn appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Từ bé, những câu chuyện về đất nước và con người Việt Nam đã khiến chàng trai Pháp gốc Việt Quentin Phan khao khát khám phá mảnh đất, nơi bố mẹ anh đã sinh ra và lớn lên.

Đó chính là động lực thôi thúc Quentin Phan quyết định lựa chọn thực tập tại Việt Nam và tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) để tìm hiểu nhiều hơn về nguồn cội của mình.

Trở về quê hương theo tiếng gọi của con tim

Sinh ra và lớn lên tại Pháp, Quentin Phan biết đến Việt Nam qua những câu chuyện về tuổi thơ, truyền thống và văn hóa của Việt Nam do bố mẹ kể lại. Quentin Phan luôn cảm thấy có một sợi dây “vô hình” kết nối mạnh mẽ giữa mình và mảnh đất quê hương. Càng trưởng thành, Quentin càng khao khát khám phá về nguồn cội.

Vì vậy, khi bước vào kỳ thực tập tại nước ngoài, Quentin lập tức nghĩ đến lựa chọn Việt Nam. “Tôi nghĩ sẽ thật tuyệt vời nếu kết hợp được việc học tập và tìm hiểu về cuộc sống tại Việt Nam. Tôi đã từng về thăm gia đình tại Nha Trang nhưng khi đó, tôi còn nhỏ nên ấn tượng khá mờ nhạt. Do vậy, tôi rất mong chờ kỳ thực tập sẽ cho mình cơ hội được tự mình trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và cảnh đẹp nơi đây.”

Thông qua trường kỹ sư Upssitech thuộc Đại học Paul Sabatier – thành viên của Liên minh hơn 30 trường đại học, tổ chức nghiên cứu Pháp vì sự phát triển của USTH, nơi Quentin đang theo học, anh biết Khoa Công nghệ và Kỹ thuật Ứng dụng của Trường đang tuyển thực tập sinh chuyên ngành Kỹ thuật Ô tô. Quentin nhanh chóng nắm bắt cơ hội nộp hồ sơ và đã trúng tuyển vị trí thực tập sinh tại USTH.

Quentin (thứ 2, bên phải) và các thực tập sinh người Pháp tại USTH

Bắt đầu kỳ thực tập 3 tháng tại Việt Nam cũng là lần đầu tiên Quentin đặt chân đến Hà Nội: “Tôi bị choáng ngợp trước sự náo nhiệt và đông đúc của Hà Nội. Đường phố tấp nập, xe máy đi lại như mắc cửi. Tôi đã hiểu tại sao bố mẹ lại luôn nhắc nhở mình phải cẩn thận khi sang đường.” Quentin hài hước cho biết.

Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, Quentin dần làm quen với nhịp sống sôi động của Hà Nội. Quentin cho biết anh vô cùng yêu thích ẩm thực Việt Nam, trong đó anh dành tình cảm đặc biệt cho các món ăn đường phố như bún riêu, phở bò, bún bò Huế, bún chả, bánh cuốn, bánh xèo. “Tôi đã nghe bố mẹ kể về hương vị đặc trưng chỉ có tại Việt Nam của món ăn này và cuối cùng tôi cũng được chính mình thưởng thức.”

Bên cạnh đó, chính lòng hiếu khách và tử tế của mỗi người Việt Nam mà Quentin gặp đã chạm đến trái tim của anh, giúp anh cảm nhận sâu sắc sự ấm áp của quê hương. “Dù đó chỉ là một nụ cười thân thiện trên phố hay sự giúp đỡ nhỏ của những người qua đường đều khiến khiến tôi vui và cảm thấy được chào đón tại Việt Nam.”

Cuộc sống thực tập sinh năng động tại USTH

Trong thời gian thực tập tại USTH, Quentin tham gia dự án nghiên cứu, phát triển mô hình phát hiện và theo dõi đối tượng sử dụng thị giác máy tính kết hợp với học sâu (deep learning) dưới sự hướng dẫn của các giảng viên ngành Kỹ thuật Ô tô, Khoa Công nghệ và Kỹ thuật Ứng dụng. Đây là một nghiên cứu có tính ứng dụng cao áp dụng trên các phương tiện xe tự hành, hệ thống giám sát an ninh hay hệ thống giao thông thông minh.

Quentin (ngoài cùng bên trái) cùng các bạn chinh phục đỉnh Fansipan tại Việt Nam

Quentin cho biết: “Trở thành một phần của cộng đồng học thuật của Trường là một trải nghiệm đáng nhớ với tôi. Các giảng viên ở Trường luôn nhiệt tình và tận tâm, sẵn sàng giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tôi khi gặp khó khăn. Nhờ đó, tôi có thể triển khai nghiên cứu và thực tập thuận lợi.”

Không chỉ vậy, Quentin và các sinh viên quốc tế khác được Nhà trường tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất và các trang thiết bị hiện đại phục vụ công việc học tập, nghiên cứu. Với Quentin, USTH tựa như “ngôi nhà thứ 2” khi anh xa gia đình, nơi anh không chỉ được truyền cảm hứng trong nghiên cứu, mà còn được hỗ trợ và quan tâm.

Quentin tham gia chương trình giao lưu văn hóa “Xin chào, France” tại USTH

Cũng tại USTH, Quentin có cơ hội giao lưu và kết nối với những người bạn Việt Nam thân thiện và năng động. Cùng các bạn ăn trưa và tham gia các hoạt động tập thể là cách để Quentin tìm hiểu về văn hóa, tính cách và lối sống của người Việt Nam. Và hơn hết, Quentin dành khoảng thời gian trò chuyện này để luyện tập và nâng cao kỹ năng tiếng Việt của bản thân. Những người bạn Việt Nam kiên nhẫn lắng nghe, hướng dẫn cách phát âm và dạy anh những cụm từ hay cách diễn đạt mới. “Bố mẹ đã dạy tôi tiếng Việt nhưng trình độ của tôi vẫn ở mức cơ bản. Tôi muốn học thêm để có thể giao tiếp nhiều hơn với người bản địa.” Quentin cho biết.

Quentin chia sẻ càng hiểu hơn về văn hóa, con người Việt Nam, Quentin càng cảm thấy yêu mến và gắn kết với mảnh đất quê hương, nơi bố mẹ anh đã sinh ra và lớn lên. Những trải nghiệm tại Việt Nam khiến Quentin thêm tự hào khi mang trong mình dòng máu Việt.

Kỳ thực tập đã kết thúc, nhưng bằng tình yêu với mảnh đất chữ S, chắc chắn hành trình tìm về với cuội nguồn của Quentin vẫn sẽ còn tiếp diễn.

Theo Kênh 14

The post Chàng trai Pháp gốc Việt chọn ĐH USTH để tìm về cội nguồn appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/chang-trai-phap-goc-viet-chon-dh-usth-de-tim-ve-coi-nguon-17370/feed/ 0
Bài giảng đại chúng của hai Giáo sư đoạt giải Nobel tại USTH https://usth.edu.vn/bai-giang-dai-chung-cua-hai-giao-su-doat-giai-nobel-tai-usth-16977/ https://usth.edu.vn/bai-giang-dai-chung-cua-hai-giao-su-doat-giai-nobel-tai-usth-16977/#respond Thu, 08 Jun 2023 07:37:37 +0000 https://usth.edu.vn/?p=16977 Trong hai năm liên tiếp, USTH đã vinh dự đón hai Giáo sư đoạt giải Nobel đến thăm và chia sẻ bài giảng đại chúng. GS. Morten P. Meldal – chủ nhân giải Nobel Hóa học năm 2022 – tới thăm trường và chia sẻ bài giảng đại chúng “Hóa học Click” ngày 20/04/2023 GS. […]

The post Bài giảng đại chúng của hai Giáo sư đoạt giải Nobel tại USTH appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Trong hai năm liên tiếp, USTH đã vinh dự đón hai Giáo sư đoạt giải Nobel đến thăm và chia sẻ bài giảng đại chúng.

GS. Morten P. Meldal – chủ nhân giải Nobel Hóa học năm 2022 – tới thăm trường và chia sẻ bài giảng đại chúng “Hóa học Click” ngày 20/04/2023

GS. Duncan Haldane – chủ nhân giải Nobel Vật lý 2016 – đến thăm và thực hiện bài giảng đại chúng với chủ đề “Vật chất lượng tử tô-pô, sự vướng víu và cuộc cách mạng lượng tử lần hai” ngày 19/07/2022

 

The post Bài giảng đại chúng của hai Giáo sư đoạt giải Nobel tại USTH appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/bai-giang-dai-chung-cua-hai-giao-su-doat-giai-nobel-tai-usth-16977/feed/ 0
Hội nghị Hoá học quốc tế tại USTH https://usth.edu.vn/hoi-nghi-hoa-hoc-quoc-te-tai-usth-2-16952/ https://usth.edu.vn/hoi-nghi-hoa-hoc-quoc-te-tai-usth-2-16952/#respond Tue, 06 Jun 2023 04:30:58 +0000 https://usth.edu.vn/?p=16952 Hội nghị Hóa học quốc tế lần thứ nhất (ICCS 2022) diễn ra từ ngày 8-11/12 tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), thu hút sự tham dự của hơn 100 nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nhà khoa học thảo luận ba lĩnh vực gồm Hóa học trong […]

The post Hội nghị Hoá học quốc tế tại USTH appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Hội nghị Hóa học quốc tế lần thứ nhất (ICCS 2022) diễn ra từ ngày 8-11/12 tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), thu hút sự tham dự của hơn 100 nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nhà khoa học thảo luận ba lĩnh vực gồm Hóa học trong chuyển hóa và tích trữ năng lượng; phân tích, xử lý môi trường và chăm sóc sức khỏe.

The post Hội nghị Hoá học quốc tế tại USTH appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/hoi-nghi-hoa-hoc-quoc-te-tai-usth-2-16952/feed/ 0
Lễ Khai giảng năm học 2022-2023 https://usth.edu.vn/le-khai-giang-nam-hoc-2022-2023-16949/ https://usth.edu.vn/le-khai-giang-nam-hoc-2022-2023-16949/#respond Tue, 06 Jun 2023 04:26:56 +0000 https://usth.edu.vn/?p=16949 Ngày 18/10/2022, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đã long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2022-2023 chào đón gần 900 tân sinh viên, học viên thạc sĩ và nghiên cứu sinh. Lễ Khai giảng vinh dự được đón tiếp bà Võ Thị Ánh Xuân – Phó Chủ […]

The post Lễ Khai giảng năm học 2022-2023 appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Ngày 18/10/2022, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đã long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2022-2023 chào đón gần 900 tân sinh viên, học viên thạc sĩ và nghiên cứu sinh.

Lễ Khai giảng vinh dự được đón tiếp bà Võ Thị Ánh Xuân – Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, GS. VS. Châu Văn Minh – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ngài Nicolas Warnery – Đại sứ Pháp tại Việt Nam, GS. Chu Hoàng Hà – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng trường, GS. Bernard Legube – Chủ tịch Liên minh các trường đại học, tổ chức nghiên cứu Pháp vì sự phát triển của USTH (USTH Consortium) và nhiều vị khách quý, đối tác chiến lược, tập thể cán bộ, giảng viên cùng toàn thể tân sinh viên khoá 13.

The post Lễ Khai giảng năm học 2022-2023 appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/le-khai-giang-nam-hoc-2022-2023-16949/feed/ 0
Soi “lý lịch” ấn tượng của cô nàng nữ sinh “phải lòng” với ngành năng lượng tái tạo https://usth.edu.vn/soi-ly-lich-an-tuong-cua-co-nang-nu-sinh-phai-long-voi-nganh-nang-luong-tai-tao-16816/ https://usth.edu.vn/soi-ly-lich-an-tuong-cua-co-nang-nu-sinh-phai-long-voi-nganh-nang-luong-tai-tao-16816/#respond Mon, 29 May 2023 07:26:16 +0000 https://usth.edu.vn/?p=16816 Vượt lên mọi định kiến về giới, bằng bản lĩnh của thế hệ Z, Vũ Ngọc Hương Giang quyết định dấn thân khám phá “địa hạt” năng lượng tái tạo để rồi hái “quả ngọt” với tấm bằng xuất sắc của trường Đại học Khoa học và Công nghệ (USTH) cùng hàng loạt những thành […]

The post Soi “lý lịch” ấn tượng của cô nàng nữ sinh “phải lòng” với ngành năng lượng tái tạo appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Vượt lên mọi định kiến về giới, bằng bản lĩnh của thế hệ Z, Vũ Ngọc Hương Giang quyết định dấn thân khám phá “địa hạt” năng lượng tái tạo để rồi hái “quả ngọt” với tấm bằng xuất sắc của trường Đại học Khoa học và Công nghệ (USTH) cùng hàng loạt những thành tích “khủng” đáng ngưỡng mộ.

Cô gái nhiệt huyết hướng tới cộng đồng

Bên cạnh việc học tập tại trường lớp, Hương Giang luôn tìm kiếm và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, không chỉ đóng góp cho xã hội mà còn có thêm hành trang cho bản thân những kinh nghiệm và trải nghiệm quý báu.

Là một sinh viên ngành Kỹ thuật điện và Năng lượng tái tạo, Giang luôn trăn trở về các vấn đề về môi trường và tự nhận thấy bản thân cần có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hành động và lan tỏa thông điệp “sống xanh” đến cộng đồng.

Vũ Ngọc Hương Giang năng động trong các hoạt động cộng đồng. Ảnh NVCC

Giang trở thành thành viên “mẫn cán” của tổ chức thanh niên thế giới AIESEC tại Hà Nội, cùng các tình nguyện viên Việt Nam và quốc tế triển khai các dự án xã hội đóng góp trực tiếp cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Sau tốt nghiệp, Giang tham gia dự án “Youth Energy Train-of-Trainer” dưới sáng kiến Youth4Climate của chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong chuyển đổi và tiếp cận năng lượng xanh. Theo Giang, bên cạnh những giá trị về xã hội, việc tham gia nhiều dự án cộng đồng còn giúp cô nàng thay đổi tư duy, tích lũy được các kỹ năng mềm cần thiết để trở thành một công dân toàn cầu.

Tinh thần ham học hỏi, hướng tới cộng đồng đã giúp Giang ghi điểm và nhận được học bổng Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) của Chính phủ Mỹ để tham gia chương trình trao đổi tại Đại học Montana, Mỹ. Thông qua các buổi hội thảo với diễn giả đến từ chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp xã hội và người dân địa phương bang Montana, Giang nhận thức rõ sức mạnh của sự đoàn kết trong việc giải quyết bài toán thách thức về môi trường, đồng thời được tiếp thêm động lực để vững bước trên con đường đã lựa chọn.

Mới đây, Giang còn tích cực tham gia hoạt động của tổ chức Thanh niên vì Năng lượng Đông Nam Á (Youth for Energy Southeast Asia) trên cương vị Trưởng ban Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ Việt Nam và khu vực trong chuyển đổi năng lượng xanh.

Giang (đứng giữa) cùng các bạn quốc tế tham gia chương trình tại Đại học Montana, Mỹ

Khi trường đại học không chỉ là kiến thức và sách vở

Giang cho rằng quãng thời gian gắn bó và học tập tại USTH là một phần quan trọng giúp cô nàng nuôi dưỡng đam mê và từng bước tiến xa với đam mê của mình. Tại đây, cô nàng không chỉ được truyền cảm hứng về tình yêu với khoa học mà còn đón nhận được những cơ hội, bài học quý giá để dần hoàn thiện kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực Kỹ thuật điện và Năng lượng tái tạo mà mình yêu thích.

Giang chia sẻ: “Mình sẽ không bao giờ quên những sự cố “dở khóc, dở cười” trong phòng thí nghiệm; những lần cắm nhầm mạch khiến tụ điện phát nổ làm các bạn phát hoảng; những bữa trưa vội vì phải chạy ‘deadline’, những ngày thi học kỳ căng thẳng phải thức thâu đêm để ôn tập”. Cô nàng thú nhận 3 năm học tại USTH thực sự là một trong những thử thách đầu đời lớn nhất mà bản thân phải đối mặt. “Mình chưa bao giờ nghĩ học Kỹ thuật lại khó đến thế. Tuy nhiên, mình cũng thấy may mắn vì mỗi khi bế tắc và muốn bỏ cuộc, mình lại nhận được sự động viên, khích lệ và hỗ trợ nhiệt tình từ các bạn cùng lớp và thầy cô”.

Giang trong Lễ tốt nghiệp năm 2021

Bên cạnh tình bạn và tình thầy trò thân thiết, USTH còn mang đến cho Giang sự tự tin khi được đào tạo trong một môi trường quốc tế với chương trình học bằng tiếng Anh và kiến thức chuyên môn cập nhật. Ngoài giờ học trên giảng đường, Giang rèn luyện và trau dồi kỹ năng thông qua các hoạt động học tập phong phú như bài tập nhóm, thuyết trình, thực tế, thực hành, tham gia dự án nghiên cứu cùng giảng viên,…

Khả năng tiếng Anh thành thạo kết hợp với nền tảng kiến thức, kinh nghiệm tích lũy tại Trường đã “chắp cánh” để Giang “thỏa sức” trải nghiệm và phát huy bản thân trên mọi môi trường quốc tế.

Tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc và hồ sơ ấn tượng, Giang đã trúng tuyển nhiều chương trình thạc sĩ tại các trường đại học ở châu Âu và liên tiếp nhận được các suất học bổng danh giá như học bổng toàn phần Erasmus Mundus chương trình thạc sĩ bằng kép chuyên ngành Hệ thông Điện Phân tán Thông minh tại Đại học Lorraine, Pháp và Viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển; học bổng của Đại học Uppsala, Thụy Điển; học bổng của Đại học Bách Khoa Paris, Pháp.

Một hành trình mới lại tiếp tục mở ra với Giang. “Không ngại thử điều mới, dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn để khám phá giới hạn của bản thân” chính là điều mà Giang đã và sẽ kiên định theo đuổi trên chặng đường chinh phục tri thức sắp tới.

Theo Kênh 14 

The post Soi “lý lịch” ấn tượng của cô nàng nữ sinh “phải lòng” với ngành năng lượng tái tạo appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/soi-ly-lich-an-tuong-cua-co-nang-nu-sinh-phai-long-voi-nganh-nang-luong-tai-tao-16816/feed/ 0
Nữ sinh 20 tuổi giành học bổng tiến sĩ toàn phần ở Mỹ https://usth.edu.vn/nu-sinh-20-tuoi-gianh-hoc-bong-tien-si-toan-phan-o-my-15981/ https://usth.edu.vn/nu-sinh-20-tuoi-gianh-hoc-bong-tien-si-toan-phan-o-my-15981/#respond Fri, 31 Mar 2023 10:21:19 +0000 https://usth.edu.vn/?p=15981 Bảo Châu giành học bổng tiến sĩ toàn phần ngành Hóa-Sinh, Đại học Notre Dame (Mỹ), dù chưa tốt nghiệp đại học tại Việt Nam. Học bổng mỗi năm của Nguyễn Trần Bảo Châu, 20 tuổi, sinh viên năm cuối trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, trị giá 97.200 USD (2,3 […]

The post Nữ sinh 20 tuổi giành học bổng tiến sĩ toàn phần ở Mỹ appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Bảo Châu giành học bổng tiến sĩ toàn phần ngành Hóa-Sinh, Đại học Notre Dame (Mỹ), dù chưa tốt nghiệp đại học tại Việt Nam.

Học bổng mỗi năm của Nguyễn Trần Bảo Châu, 20 tuổi, sinh viên năm cuối trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, trị giá 97.200 USD (2,3 tỷ đồng). Số này bao gồm học phí, lương trợ giảng và một số chi phí khác. Theo US News and World report, Notre Dame đứng thứ 18 trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất nước Mỹ.

Nhận email từ Đại học Notre Dame lúc hơn 2h ngày 6/1, Châu vẫn nhớ cảm xúc lẫn lộn khi thấy dòng chữ “Congratulations!” (Chúc mừng). Em nhớ lại quá trình ứng tuyển gấp gáp khi chỉ có sáu tháng chuẩn bị và thấy mọi thứ như một giấc mơ. Kết quả này cũng là lời giải đáp cho cựu nữ sinh trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên về quyết định chuyển hướng từ Toán-Tin sang Hóa-Sinh.

Bảo Châu tại phòng thí nghiệm của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nộ

Ngày còn theo học ở trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Châu nói đã rất hứng thú với lĩnh vực Y sinh và thường tìm đọc các tài liệu liên quan. Nữ sinh cũng luôn mong hiểu về các căn bệnh khi chứng kiến bà của mình đau ốm. Em nhận thấy đây là lĩnh vực thiết thực, còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Vì thế, sau khi tốt nghiệp, Châu quyết định theo đuổi ngành Khoa học và Công nghệ Y khoa.

Dù vậy, khi vào học, môn Hóa là thử thách lớn, Châu phải loay hoay tìm cách để hiểu bản chất kiến thức của môn học này. Điểm thi không cao khiến nữ sinh nhiều lần tự hỏi mình, rằng việc chuyển hướng đúng hay sai. Được một người bạn đang học ngành Hóa Sinh, Đại học Duke (Mỹ), tư vấn và hỗ trợ, sau gần hai năm, nữ sinh mới thoát khỏi cảm giác sợ môn học này.

“Lúc đó em mới thấy Hóa và Sinh liên quan nhiều đến nhau, thậm chí Hóa còn là bản chất của Sinh học. Đây cũng là lĩnh vực rất tiềm năng trong nghiên cứu cơ chế bệnh và chế biến thuốc”, Châu nói.

Nghiên cứu đầu tiên của Châu bắt đầu vào giữa năm 2022, liên quan tới sự tương tác giữa vi khuẩn với bệnh học ở người. Ngoài ra, Châu còn quan tâm đến tương tác hai chiều của vi khuẩn lên hệ thần kinh của con người. Chẳng hạn, khi stress, một số người bị đau bụng, đau đầu, đó là hệ quả của tác động qua lại giữa não bộ với các vi khuẩn trong cơ thể. Châu cho rằng chỉ khi tìm được cơ chế hoạt động, các nghiên cứu mới tìm được phương pháp ức chế tác động tiêu cực của các loại vi khuẩn.

Khoảng một tháng sau nghiên cứu này, Châu cũng bắt tay vào nghiên cứu thứ hai: thiết kế thuốc mới trong điều trị Alzheimer – một căn bệnh về não, gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và trí nhớ của người bệnh. Để hoàn thành hai nghiên cứu cùng lúc, Châu chỉ có thể làm vào tối và đêm, vì ban ngày phải học và ôn thi trên trường. “Thời gian đó, em sụt cân, mệt mỏi. Em cũng ý thức được làm khoa học là câu chuyện lâu dài, nên cùng lắm thức tới 2-3h sáng chứ không trắng đêm nữa”, Châu kể.

Lúc rảnh hoặc khi quá căng thẳng, Châu thường chơi đàn guitar và hát. Theo nữ sinh, cách này giúp em thư giãn và tập trung tốt hơn. Sau khoảng nửa năm, hai nghiên cứu của Châu cho kết quả khả quan. Nghiên cứu về vi sinh sàng lọc được 15 trên tổng số 66 loài thực vật có tiềm năng ức chế cao với 7 loài sinh vật gây bệnh trên người. Còn ở dự án thứ hai, Châu thiết kế được 8 chất mới, có khả năng ức chế một con đường chuyển hóa dẫn đến Alzheimer.

Cùng khoảng thời gian đó, nữ sinh bắt đầu tìm học bổng du học tiến sĩ. Vì điều kiện kinh tế gia đình, em xác định được học bổng toàn phần mới đi. Lý giải việc chọn học tiến sĩ, thay vì thạc sĩ, Châu cho biết em thấy mình phù hợp với nghiên cứu, làm việc độc lập. Làm tiến sĩ sẽ giúp em phát huy được hết khả năng, và Mỹ là lựa chọn phù hợp khi có nguồn học bổng phong phú. Vì muốn nghiên cứu về sự giao thoa giữa y sinh, hóa sinh và thần kinh, Châu chọn Đại học Notre Dame – nơi nhiều giáo sư đang phát triển các đề tài tương tự.

Theo nữ sinh, kết quả của hai nghiên cứu trong thời gian ngắn đã giúp em thể hiện khả năng và tiềm năng nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, Châu nhận định việc chuyển từ Toán-Tin sang Hóa-Sinh có thể trở thành điểm trừ trong hồ sơ du học, phần nào cho thấy ứng viên không chắc chắn về lựa chọn của mình. Trong bài luận chính, nữ sinh đã giải thích rõ lý do em đạt điểm trung bình học tập (GPA) 3.5/4, điểm các môn Hóa học không cao trong hai năm đầu, cùng quá trình thay đổi nhận thức. “Em nghĩ điểm có thể là bất lợi lại trở thành điểm sáng của hồ sơ”, Châu nhìn nhận.

Bảo Châu tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, tháng 1/2022
Bảo Châu tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Trong thư giới thiệu Châu, TS Lê Thị Thu Hằng, giảng viên khoa Khoa học Sự sống, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, cho biết giữa năm 2022, Châu đến gặp cô và nói mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực cấu trúc protein và thiết kế thuốc. Khi làm việc cùng, nữ giảng viên ấn tượng với khả năng tự học của Châu về lắp ghép phân tử, kỹ năng nghiên cứu độc lập, dù nền tảng về Hóa khá khiêm tốn.

“Chương trình cử nhân của trường chỉ kéo dài ba năm, nên sinh viên thường phải tham gia các lớp vào buổi tối hoặc cuối tuần. Tôi đánh giá cao khả năng của Châu khi vừa hoàn thành chương trình trên lớp, làm khoa học và hoàn thành luận án”, cô Hằng viết.

Còn TS Nguyễn Quang Huy, phó trưởng khoa Khoa học Sự sống, cũng là người hướng dẫn khóa luận, đánh giá nữ sinh có khả năng tiếp thu các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm và kiến thức mới, dù không có nhiều thời gian để chuẩn bị.

Châu đang tập trung hoàn thành luận án để bảo vệ vào khoảng tháng 6 tới. Tham khảo một số giảng viên, nữ sinh được lưu ý về việc có thể choáng ngợp trước chương trình, môi trường học và nghiên cứu ở Mỹ. Do đó, trong thời gian này, nữ sinh cũng tự học thêm kiến thức chuyên ngành và những kỹ năng nghiên cứu cần thiết ở bậc tiến sĩ.

“Em chưa từng đi máy bay hay ra nước ngoài, chuyến đi đầu tiên là Mỹ nên em rất mong chờ hành trình sắp tới”, Châu nói.

Thanh Hằng

Nguồn: vnexpress.net/

The post Nữ sinh 20 tuổi giành học bổng tiến sĩ toàn phần ở Mỹ appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/nu-sinh-20-tuoi-gianh-hoc-bong-tien-si-toan-phan-o-my-15981/feed/ 0
Hai cách ‘học ít, nhớ lâu’ của nghiên cứu sinh ĐH Cambridge https://usth.edu.vn/hai-cach-hoc-it-nho-lau-cua-nghien-cuu-sinh-dh-cambridge-15936/ https://usth.edu.vn/hai-cach-hoc-it-nho-lau-cua-nghien-cuu-sinh-dh-cambridge-15936/#respond Thu, 30 Mar 2023 04:47:15 +0000 https://usth.edu.vn/?p=15936 Cố nhồi nhét hoặc học vẹt nhưng không nhớ được kiến thức, Hà My sau đó áp dụng hai kỹ thuật học giúp cô “dễ thở” hơn ở Cambridge. Phạm Hà My hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ năm thứ hai ở Đại học Cambridge, Anh. Hoàn thành bậc thạc sĩ tại trường này […]

The post Hai cách ‘học ít, nhớ lâu’ của nghiên cứu sinh ĐH Cambridge appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Cố nhồi nhét hoặc học vẹt nhưng không nhớ được kiến thức, Hà My sau đó áp dụng hai kỹ thuật học giúp cô “dễ thở” hơn ở Cambridge.

Phạm Hà My hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ năm thứ hai ở Đại học Cambridge, Anh. Hoàn thành bậc thạc sĩ tại trường này hồi tháng 1/2019, My tiếp tục giành học bổng tiến sĩ vài tháng sau đó.

Trước khi sang Anh, My học ngành Công nghệ sinh học và làm việc trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Khi học lên cao hơn, ngoài yêu cầu làm thí nghiệm, cô phải phân tích, xử lý nhiều số liệu và đọc khối lượng tài liệu đồ sộ.

Phạm Hà My, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Cambridge, Anh

Ban đầu, My học rập khuôn, cố nhồi nhét hoặc học vẹt nhưng không hiệu quả. My sau đó biết tới và sử dụng phương pháp Feynman khi bắt đầu chương trình thạc sĩ. Kỹ thuật Feynman (được đúc kết bởi nhà Nobel Vật lý Richard Feynman) gồm bốn bước, giúp người học đánh giá mức độ hiểu và ghi nhớ những gì đã đọc, học bằng cách chọn lọc, sắp xếp và diễn đạt thông tin bằng ngôn ngữ của riêng bạn.

Bước 1: Xác định chủ đề bạn muốn ghi nhớ

Sau khi đọc một bài báo, một cuốn sách hay học kiến thức mới, My viết lại tiêu đề và tóm tắt ra một trang giấy. My không liệt kê các đề mục, mà lựa chọn một vài thông tin cụ thể, có thể là một câu nói/chi tiết em thích sau khi đọc xong cuốn sách, hoặc tên của một phương pháp nghiên cứu mới.

Bước 2: Giải thích lại nội dung theo ngôn ngữ đơn giản

Để giải thích một ý tưởng cho một đứa trẻ hoặc người không cùng chuyên ngành đòi hỏi bạn phải hiểu rõ vấn đề và có thể đơn giản hoá các khái niệm. Khi tự giải thích bằng ngôn ngữ của mình, My nhớ lâu hơn là thuộc lòng ngôn ngữ của người khác.

Nghiên cứu sinh 29 tuổi thường tự giới hạn 3-5 phút cho mỗi phần giải thích, tự nói cho mình nghe hoặc vẽ sơ đồ ra giấy để trả lời các câu hỏi “kiến thức này là gì, áp dụng như thế nào, trong trường hợp nào và tại sao?”.

Bước 3: Xác định lỗ hổng kiến thức và tự củng cố

“Trong lúc giải thích cho người khác, nếu bạn vẫn ngắc ngứ hoặc khi bạn bè đặt câu hỏi nhưng bạn chưa có câu trả lời, tức là còn lỗ hổng. Lúc này, bạn cần đọc lại một phần cuốn sách hay bài báo, thậm chí tìm kiếm các kiến thức bổ sung”, My nói.

Sau khi đã tìm ra câu trả lời, My sẽ trao đổi lại với bạn như một cách tiếp nối câu chuyện và tăng kết nối bạn bè. Ở trường My, mọi người thích trao đổi nên cô cũng có cơ hội giải thích lại kiến thức của mình cho họ và lắng nghe họ nói về lĩnh vực mình chưa biết theo ngôn ngữ dễ hiểu hơn.

Bước 4: Hoàn thiện và biến thành kiến thức của mình

My khuyên lặp lại bước ba vài lần cho tới khi giải thích được một chủ đề/ khái niệm trơn tru theo ngôn ngữ của chính mình.

My từng nghĩ học ở Cambridge căng thẳng nhưng sau ba năm ở đây, cô yêu thích môi trường học vì nó thúc đẩy tính tự học cao. Tại đây, sinh viên không bị ép học nhưng việc được trao đổi kiến thức với bạn bè, thầy cô, đã thúc đẩy động lực học của sinh viên.

“Áp lực là khó tránh khỏi nhưng trong một buổi thảo luận, ai cũng muốn có kiến thức gì đó để đóng góp vào cuộc hội thoại. Do đó, tôi được thúc đẩy phải đọc nhiều, lắng nghe nhiều và chia sẻ kiến thức nhiều hơn”, My nói.

Theo My, sinh viên Cambridge “học hết sức, chơi hết mình”, luôn tìm phương thức học hiệu quả, ít tốn thời gian thay vì học 8 tiếng một ngày.

Năm 2021, My gặp vấn đề về tâm lý và cảm thấy không thể tập trung làm việc gì quá 30 phút. Tình trạng này kéo dài khiến hiệu quả học tập và làm việc của cô không cao.

My sau đó áp dụng phương pháp Deep Work (làm việc sâu) dựa trên cuốn sách của Cal Newprot và thấy tình hình cải thiện. Deep Work là trạng thái làm việc chuyên nghiệp đòi hỏi tập trung cao độ, hạn chế tối đa sự phân tâm để khả năng nhận thức đạt tới cực hạn. Ngược lại với Deep Work và Shallow Work (làm việc nông) liên quan tới các công việc có tính lặp đi lặp lại.

Bước 1: Xác định mục đích của Deep Work

Với My, đó có thể là hoàn thành bản báo cáo 5.000 từ, đọc và tổng kết một số bài báo chuyên ngành.

Bước 2: Lên lịch cho sự phiền nhiễu

Trước đây, My thường khoá Facebook, xoá các ứng dụng trong điện thoại, tắt thông báo tin nhắn, email cả tuần. My có thêm thời gian làm nhiều việc nhưng một phần tâm trí vẫn khao khát được xem chúng. Cô thay đổi chiến lược và lên lịch cho những điều phiền toái kia như một phần thưởng sau khi đã học tốt.

“Ví dụ, tôi viết ra một tờ giấy ghi chú: ‘Được xem điện thoại sau hai giờ nữa’ để thoả hiệp với não của mình, thay vì cấm đoán điều nó muốn. Tôi tập cho não suy nghĩ rằng ngồi vào bàn là phải học, ra khỏi đó sẽ làm việc khác chứ không bị lẫn lộn giữa hai luồng suy nghĩ”, My nói.

Bước 3: Xây dựng nghi thức Deep Work

Bạn cần một góc học tập và làm việc gọn gàng, đủ ánh sáng, yên tĩnh (có thể bật nhạc nền du dương), một tách trà, cà phê, nước (nhưng không đồ ăn vặt), cất tạm điện thoại, sách truyện ra một góc xa. Chọn khung giờ bạn tỉnh táo nhất để làm những việc quan trọng. Với My, khung giờ đó là 16h-18h hoặc từ 21h tới 1h.

Thông thường, bạn cần 20-30 phút để nhận thức đạt tới trạng thái dòng chảy, thực sự chú tâm làm một việc gì đó. Sau đó, hiệu suất 100% của Deep Work có thể kéo dài 1-4 tiếng, tuỳ vào mức độ luyện tập của từng người. Từ đó, bạn có thể sắp xếp công việc với khung thời gian phù hợp.

Bước 4: Chế độ tắt nguồn

Việc lên danh sách công việc cho từng ngày là quan trọng và hữu ích. Tuy nhiên, cũng có ngày vì một lý do nào đó mà kế hoạch của bạn không thể hoàn thành.

“Tôi đang tập ưu tiên sức khoẻ bản thân, không kiểm tra email sau 23h để tránh có thêm việc nảy sinh. Đọc một mẩu thông tin vài lần mà không đọng lại chữ nào, tôi sẽ lên giường đi ngủ”, My nói.

My cho biết, hai phương pháp trên không chỉ được cô áp dụng thường xuyên trong lĩnh vực nghiên cứu, mà còn trong cuộc sống hàng ngày.

Bình Minh

Nguồn: https://vnexpress.net/

The post Hai cách ‘học ít, nhớ lâu’ của nghiên cứu sinh ĐH Cambridge appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/hai-cach-hoc-it-nho-lau-cua-nghien-cuu-sinh-dh-cambridge-15936/feed/ 0
Khám phá hệ thống phòng thí nghiệm “triệu đô” – thiên đường thực hành của sinh viên trường USTH https://usth.edu.vn/kham-pha-he-thong-phong-thi-nghiem-trieu-do-thien-duong-thuc-hanh-cua-sinh-vien-truong-usth-15924/ https://usth.edu.vn/kham-pha-he-thong-phong-thi-nghiem-trieu-do-thien-duong-thuc-hanh-cua-sinh-vien-truong-usth-15924/#respond Thu, 30 Mar 2023 04:30:54 +0000 https://usth.edu.vn/?p=15924 Đắm mình trong thế giới của những phòng học, phòng thí nghiệm “xịn xò”, khơi dậy cảm hứng nghiên cứu sáng tạo cùng với những “người bạn” đặc biệt là máy móc, thiết bị công nghệ cao… là trải nghiệm đáng giá của sinh viên khi theo học tại trường Đại học Khoa học và […]

The post Khám phá hệ thống phòng thí nghiệm “triệu đô” – thiên đường thực hành của sinh viên trường USTH appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
Đắm mình trong thế giới của những phòng học, phòng thí nghiệm “xịn xò”, khơi dậy cảm hứng nghiên cứu sáng tạo cùng với những “người bạn” đặc biệt là máy móc, thiết bị công nghệ cao… là trải nghiệm đáng giá của sinh viên khi theo học tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

Với các ngành học về khoa học công nghệ, thực hành đóng vai trò quan trọng, giúp sinh viên áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, hiểu rõ nguyên lý hoạt động của các thiết bị, máy móc trong lĩnh vực mình theo học, từ đó trau dồi kỹ năng làm việc và ứng biến linh hoạt trong điều kiện thực tế.

Không chỉ vậy, thực hành còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm thiết yếu như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian; cũng như học hỏi kinh nghiệm thông qua việc làm việc trực tiếp với giảng viên và chuyên gia trong ngành.

Thấu hiểu được tầm quan trọng của thực hành đối với sinh viên, với 16 ngành học về khoa học và công nghệ, trường Đại học USTH luôn quan tâm kết hợp chặt chẽ đào tạo lý thuyết – thực hành. Trên cơ sở đó, Trường đã xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và các phòng học thông minh với tổng kinh phí đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng. Cơ sở vật chất đồng bộ theo chuẩn quốc tế cho phép thời lượng thực hành lên đến 50% chương trình học. Điều này tạo điều kiện cho sinh viên thực hành trên chính những thiết bị, máy móc tương đồng trong môi trường doanh nghiệp, một lợi thế lớn để sinh viên thích nghi nhanh khi ra nhập thị trường lao động.

Cụ thể, đối với những ngành học có tính chất kỹ thuật đặc thù như Kỹ thuật Hàng không, ngoài xây dựng phòng thí nghiệm thực hành cơ bản nhằm hỗ trợ quá trình giảng dạy các môn học đại cương và tiền chuyên ngành như về động cơ, khí động lực học, vật liệu, hệ thống điện tử máy bay, USTH hợp tác với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) để sinh viên có đến 6 tháng thực hành chuyên sâu với sự hướng dẫn của các chuyên gia trong lĩnh vực Kỹ thuật Hàng không tại xưởng của Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO).

USTH tự hào là trường đại học tiên phong tại Việt Nam sở hữu phòng thí nghiệm thực hành hàng không đạt tiêu chuẩn theo các trường đào tạo hàng không quốc tế với tổng số vốn đầu tư lên đến 700.000 USD (tương đương 16 tỷ đồng)

Với ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử – ngành học gắn liền với các kiến thức về tự động hóa, hệ thống điều khiển và robot, USTH đầu tư các thiết bị, hệ thống hiện đại bám sát với thực tế và môi trường sản xuất công nghiệp, nổi bật trong đó phải kể đến hệ thống trạm lắp ráp cơ điện tử 4.0, trạm lắp ráp Robot Servo-Pegasus, bộ thực hành cảm biến tự động hóa 4.0, mô hình hệ thống đào tạo công nghệ điều khiển tự động ACT-TOT, máy in 3D, mô hình cánh tay Robot, hệ thống điều khiển lập trình và ứng dụng PLC trong công nghiệp…

Các thiết bị thực hành tương đồng với hệ thống đang được doanh nghiệp sử dụng tại PTN Cơ điện tử

Tại xưởng thực hành của ngành Kỹ thuật ô tô, sinh viên được thực hành trên các mô hình cắt bổ, hệ thống đánh lửa qua các thời kỳ, hệ thống điện thân xe, hệ thống cảm biến và xe thực tế tại xưởng. Ngoài ra, sinh viên còn được thực hành sửa chữa xe bằng các thiết bị chẩn đoán lỗi và thực hành bảo dưỡng sửa chữa với bộ thiết bị nhập khẩu từ nhiều hãng sản xuất thiết bị garage nổi tiếng trên thế giới như Twin Busch/Đức, Yato/Ba Lan, Capelec/Pháp.

Xưởng kỹ thuật thực hành ô tô – nơi sinh viên sẽ được “lăn xả” với các hoạt động thiết kế, vận hành, bảo dưỡng – sửa chữa…

Với các ngành học trọng điểm trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học gồm Công nghệ Sinh học – Phát triển thuốc, Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Khoa học và Công nghệ Y khoa, hệ thống phòng thí nghiệm của Khoa Khoa học Sự sống cũng là một trong những điểm nhấn về cơ sở vật chất của USTH. Tại đây, sinh viên được thực hành các kỹ thuật sản xuất, tách chiết, phân tích các phân tử sinh học như kháng thể, peptide, protein, ADN, RNA, virus và vaccine; tiếp cận với thiết bị nghiên cứu vi sinh định danh vi khuẩn như vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, và thực hành trên các máy phân tích tế bào con người dùng trong nghiên cứu về ung thư, chống viêm, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quá trình phân tích tế bào, giải mã các cơ chế bệnh lý và đưa ra các giải pháp điều trị hiệu quả.

Thực hành luôn là giờ học được nhiều sinh viên mong đợi tại USTH

Bắt kịp xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục đào tạo, trường Đại học USTH còn mang đến “trải nghiệm công nghệ” với hàng loạt tiện nghi hiện đại như màn hình tương tác, bảng tương tác, máy chiếu, màn hình chiếu, thiết bị âm thanh, hệ thống lạnh, hệ thống điện tiện lợi… nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của đội ngũ giảng viên và sinh viên.

Trải nghiệm công nghệ cho phép tăng cường khả năng tương tác đa chiều giữa người dạy và người học, làm nội dung giảng dạy thêm trực quan, sinh động, nâng cao hứng thú học tập và cải thiện rõ rệt kết quả của sinh viên

Có thể nói, hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực hành hiện đại chính là “sân khấu” để mỗi sinh viên USTH có cơ hội được khám phá chính mình, phát huy thế mạnh và là hành trang, “ưu thế” để trở thành “ứng viên sáng giá” trong mắt nhà tuyển dụng.

Nguồn: Kenh14

The post Khám phá hệ thống phòng thí nghiệm “triệu đô” – thiên đường thực hành của sinh viên trường USTH appeared first on Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

]]>
https://usth.edu.vn/kham-pha-he-thong-phong-thi-nghiem-trieu-do-thien-duong-thuc-hanh-cua-sinh-vien-truong-usth-15924/feed/ 0